c. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
2.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên
Có thể thấy, trong những năm gần đây, với lợi thế về nhiều mặt, Thái Nguyên đang thực sự là điểm đến tin cậy và thu hút dấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ngay cả trong lúc phải đối mặt với dịch bệnh Covid – 19 hồnh hành. Chỉ tính riêng năm 2021, Thái Ngun đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn lên đến trên 1 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2021 còn hiệu lực là 170 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 9,67 tỷ USD. Từ đầu năm 2022 đến nay, mặc dù tỉnh Thái Nguyên chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới nào nhưng với dự án Samsung Electr-machanics Việt Nam tại Khu cơng nghiệp n Bình, dự án đã điều chỉnh tăng vốn quy mô lớn lên gần 1 tỷ USD. Với sự mở rộng này, tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng vươn lên xếp thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI trong hai tháng đầu năm với 924 triệu USD, chiếm gần 18,5% tổng vốn đầu tư cả nước chỉ sau tỉnh Bắc Ninh với số vốn FDI đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 26,5%.
Để đạt được những kết quả trên, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa bàn, đồng thời hoạch định những chính sách, chiến lược để thu
hút các doanh nghiệp nước ngồi, đó là:
Về cơ sở hạ tầng: Thái Nguyên ưu tiên phát triển hạ tầng đối với tổ hợp Khu công nghiệp – đơ thị n Bình và các cụm cơng nghiệp phía Nam tỉnh Thái Nguyên nhằm thu hút các nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp, cơng nghệ cao. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên hồn thiện cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn; xây dựng tuyến trục ngang liên tỉnh Bắc Giang – Lạng Sơn – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Tuyên Quang; nâng cấp tuyến trục dọc liên tỉnh Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng – Hà Giang; nâng cấp các đường tỉnh lộ và hệ thống đường tỉnh; cải tạo nâng cấp các tuyến đường kết nối với khu, cụm công nghiệp với hệ thống đường quốc lộ.
Về chính sách nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020, nhằm đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi rót vốn vào địa phương.
Về cơng tác xúc tiến đầu tư: Nhằm tăng cường đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư trong tháng 7/2018, một đồn cơng tác của tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các hoạt động quảng bá và giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư tỉnh Thái Nguyên tại Brazil và Canada với nhiệm vụ quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thái Nguyên tới đất nước Brazil và Canada. Cùng với đó, đồn cơng tác gặp gỡ, thiết lập mối quan hệ giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác các doanh nghiệp của Brazil và Canada có tiềm năng đầu tư hoặc mở rộng tại các địa phương Việt Nam trong đó có Thái Nguyên.
Như vậy, Thái Nguyên bên cạnh thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước, đối với các dự án đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng Khu công nghiệp lớn và nhỏ, tỉnh Thái Nguyên đã xem xét và hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lên đến tỷ lệ 30% tùy theo từng loại dự án.