Australia : Các báo cáo khác
8. Những chức năng tra cứu nào được mong muốn?
Chúng tôi đề xuất là những thông tin/loại bản án cần được tổ chức để tạo thuận lợi cho tra cứu từ khóa.
a. Đối với ấn bản (in thành sách tra cứu hàng năm)
- Lĩnh vực của vụ án, quyết định của Toà án sẽ lập ở mỗi bảng ghi (ví dụ hình sự,
dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động….)
- Loại án sẽ lập ở mỗi bảng ghi (tag), ví dụ: Giám đốc thẩm, phúc thẩm - Năm ban hành án sẽ lập ở mỗi bảng ghi (tag), ví dụ: năm 2008.
- Tên tịa án, ví dụ Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tòa Kinh tế TANDTC, Tòa
Dân sự TAND Tp.Hà Nội..
- Ngày tuyên án, ví dụ 25/09/2008
- Tên Thẩm phán, ví dụ Nguyễn Thị Y, Lê Văn X.
- Tiêu đề của quyết định của tòa án/Hội đồng thẩm phán (được viết như tiêu đề
của quyết định đã được công bố trong các tập Quyết định giám đốc thẩm từ
177 Một ví dụ về ứng dụng đơn giải của word để tạo ra giao diện có thể tra cứu và thân thiện với người dùng.
http://cclsr.law.unimelb.edu.au/judgments/search/advcorp.asp (truy cập lần cuối ngày 26/9/2008).
2003-2006). Ví dụ: Quyết định Giám đốc thẩm số 21/2005/DS-GĐT ngày 23-06- 2005 về vụ án “Đòi tài sản theo hợp đồng ủy quyền”.
- Trích yếu và mục lục pháp điển (xin xem ý kiến ở Đề xuất 10 và Phụ lục 6) và Nhóm Chuyên gia cũng đề nghị TANDTC nên phát triển một hệ thống phân loại vụ án như được đề xuất đối với các vụ án dân sự tại Phụ lục 6. Ví dụ:
“Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản
- quyền chiếm hữu do chiếm hữu có căn cứ pháp luật (trang x, y, z);
- quyền chiếm hữu do chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình (trang a,b,c);
- quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu (trang l, m, n);
- quyền sử dụng tài sản của người không phải là chủ sở hữu (trang s,d,f)“
- Từ khóa cũng được lập thành mục lục pháp điển để tra cứu tại các bản án. Ví dụ:
hợp đồng tín dụng-trang xx,yy,zz; hợp đồng ủy quyền – trang ll,mm,nn; thừa kế - trang hh, gg,kk
b. CDROM và Internet
Như thực tiễn toàn cầu, tra cứu toàn văn là cách dễ dàng nhất để cho phép việc tra cứu trực tuyến không hạn chế. Tuy nhiên, người sử dụng cũng sẽ sử dụng tra cứu theo yêu cầu hay tra cứu cụ thể. Do đó, chúng tơi đề xuất là các chi tiết đi kèm với
ấn phẩm của các quyết định có thể tra cứu được (như trên) cùng với:
- Tên đương sự (trừ trường hợp ẩn danh)
- Số của bản án (trích dẫn bản án theo hướng dẫn của TANDTC) Cụ thể:
- Lĩnh vực của bản án, quyết định của Tồ án: sẽ có hộp tra cứu mặc định với tất cả các lĩnh vực vụ án hiện có bao gồm hình sự, dân sự, kinh doanh-thương mại…
- Loại án: sẽ có hộp tra cứu mặc định với tất cả các loại án hiện có bao gồm: giám
đốc thẩm, phúc thẩm…..
- Ngày của bản án: sẽ có hộp tra cứu để trống để người sử dụng điền năm và ngày tháng tra cứu, chẳng hạn như 25/9/2008.
- Tên tòa án: sẽ có hộp tra cứu mặc định với tất cả các tên tịa sẵn có bao gồm Hội
đồng Thẩm phán TANDTC, Tòa Kinh tế của TANDTC, Tòa Dân sự của Tòa án
nhân dân Thành phố Hà Nội...
- Tên Thẩm phán: sẽ có hộp tra cứu để trống để người sử dụng điền tên Thẩm
phán được tra cứu, ví dụ Nguyễn Thị Y, Lê Văn X,….
- Tiêu đề của bản án, quyết định của tịa án: sẽ có hộp tra cứu để trống để người
sử dụng điền từ được tra cứu.
- Trích yếu được lập thành mục lục pháp điển (xin xem trích yếu ở Phụ lục 6). Ví dụ:
Mục chính: “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản Mục phụ:
- quyền chiếm hữu do chiếm hữu có căn cứ pháp luật;
- quyền chiếm hữu do chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình;
- quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu;
- Từ khóa cũng được lập thành mục lục pháp điển để dễ dàng cho việc tra cứu các bản án. Ví dụ: hợp đồng tín dụng; hợp đồng ủy quyền; thừa kế, ….
- Tên đương sự: sẽ có hộp tra cứu để trống để người sử dụng điền tên đương sự
của vụ án, ví dụ Trần Văn T, Cơng ty TNHH XYZ.
- Số của bản án: sẽ có hộp tra cứu để trống để người sử dụng điền số bản án (số
hiệu bản án theo hướng dẫn của TANDTC).
Đề xuất 8: Nên cho phép tra cứu toàn văn cùng với các tiêu chí bổ sung cho chức năng
tra cứu cụ thể hoặc tra cứu cấu trúc như đưa ra trên đây.