Các bên nên được nêu danh tính ở mức độ nào trong các bản án được công bố?

Một phần của tài liệu Nghiên-cứu-phương-pháp-quy-trình-và-tiêu-chí-phổ-biến-bản-án-_DANIDA_2008_VN_Completed (Trang 53 - 55)

Australia : Các báo cáo khác

15. Các bên nên được nêu danh tính ở mức độ nào trong các bản án được công bố?

Hệ thống dân luật truyền thống đã thực hiện việc ẩn danh đương sự hơn là hệ thống luật thông lệ. Ở cả hai nước Singapore và Australia việc ẩn danh đương sự chỉ thực hiện khi có yêu cầu. Trong khi đó Pháp và Thụy Sĩ có giả định là tất cả đương sự sẽ đều được ẩn danh khi tài liệu liên quan đến vụ án được đưa lên trực tuyến (kinh nghiệm của Thụy Sĩ) và luôn luôn là ẩn danh đối với Pháp.

Tham khảo ý kiến các tòa ở Việt Nam, đa số ý kiến khơng muốn tiết lộ danh tính đương sự, đặc biệt là tự nhiên nhân trong tố tụng. Thực tế là nhiều khảo sát các bên trong vụ kiện Việt Nam và những người có khả năng phải tới tịa án thì cho răng họ e ngại với việc tịa án sử dụng danh tính,193. Có thể là q sớm để đem lại rủi ro đối với sáng kiến công bố bản án bằng cách nhất quyết cơng bố tồn bộ danh tính đương sự. Do đó, chúng 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Điều 240, Điều 274; Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án hành chính, Điều 51.  192 Xem Bộ luật Tố tụng Hình sự.  193 Xem Per Bergling (1999) Cải cách pháp lí và doanh nghiệp tư nhân: Kinh nghiệp Việt Nam, Umea Studies In Law, Khoa Luật,  trường đại học Umea, Thụy Sĩ, Tập 1; McMillan, John và Christopher Woodruff (1999) ‘Ngăn ngừa tranh chấp mà khơng có tịa án  ở Việt Nam’, Tạp chí Luật, Kinh tế và Tổ chức, Tập 15, Số 3, trang 637–658 và Nguyễn Hiện Qn, Cấu trúc xã hội của hợp đồng:  Một trường hợp nghiên cứu thị trường Việt Nam Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Melbourne, 2006; và một số ý kiến của các  thẩm phán góp ý vào dự thảo Báo cáo này. 

Khơng có một quy định pháp luật nào giới hạn TANDTC trong việc công bố danh tính của các đương sự. Hơn nữa, khi đương sự tham gia tố tụng theo thủ tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng Dân sự, đương sự phải chấp nhận ngun tắc tịa án xét xử cơng khai trừ những trường hợp do pháp luật quy định như trường hợp liên quan tới bí mật nhà nước sẽ do các cơ quan nhà nước lập danh mục và công bố tại các văn bản quy phạm pháp luật194, thuần phong mỹ tục hay đương sự yêu cầu195.

Tuy nhiên, khi trao đổi, rõ ràng là một số Thẩm phán tin rằng việc cơng bố danh tính của đương sự có thể ảnh hưởng tới quyền nhân thân của họ. Do đó, danh tính của các

đương sự nên được viết tắt hoặc sử dụng ký tự thay thế (thực tế là ẩn danh)196.

Ngoài ra, khi tham khảo yếu tố nhạy cảm đối với những tội phạm tình dục thì danh tính nạn nhân khơng nên được tiết lộ. Bởi vậy, Nhóm Chuyên gia đề nghị không nên công khai tên của các đương sự là tự nhiên nhân nói chung vì đây là vấn đề đã được đề cập.

Đề xuất 14: Một biện pháp tạm thời là Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơng bố bản án, trong đó khơng nêu danh tính tự nhiên nhân, và có thể áp dụng đối với cả các pháp nhân khơng muốn nêu danh tính nếu họ đề nghị và được tòa án cho phép việc khơng nêu danh tính đó trong các bản án tại phiên tịa.

16. Danh tính của Thẩm phán sẽ được công bố ở mức độ nào?

Mặc dù ở các nước theo hệ thống thơng luật thì việc cơng bố danh tính của Thẩm phán là việc làm phổ biến, nhưng thực tế ở các nước theo dân luật được nghiên cứu thì rất đa dạng.

Ngồi Trung Quốc, nơi sự bất đồng quan điểm gây tranh cãi được nêu lên trong những

Tuyển tập các vụ án chọn lọc, phán quyết của Toà án ở Pháp và Thuỵ Sỹ khơng có

những ý kiến bất đồng. Do đó, Thẩm phán ở hai nước này thích ẩn danh khi liên quan

đến bản án/quyết định của họ.

Tuy nhiên, nêu danh tính Thẩm phán tham gia vào vụ án làm tăng tính minh bạch của tịa án, và đặt trường hợp chính sách của Việt Nam về cải cách tư pháp chú trọng về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thì sẽ là hợp lí khi danh tính của các Thẩm phán xét xử vụ án được nêu trong các bản án của Việt Nam. Việc này tương tự như ở Trung Quốc.

Trong quá trình nghiên cứu, các Thẩm phán mà Nhóm Chuyên gia tiếp xúc cũng khẳng

định rằng việc cơng bố bản án với danh tính của Thẩm phán là cần thiết vì sẽ nâng cao

hơn trách nhiệm và uy tín của Thẩm phán.

194 Theo thống kê của Nhóm Nghiên cứu, hiện nay có 48 quy định về “bảo vệ bí mật nhà nước”. 

195 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 15. 

196 Ý kiến được phát biểu tại Hội thảo của TANDTC với DANIDA‐SPC trong khn khổ dự án DANIDA/BSPS4, ngày 12 tháng  4 năm 2007. 

Đề xuất 15: Các Thẩm phán sẽ được nêu danh tính trong các bản án được công bố

trực tuyến và bằng ấn phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên-cứu-phương-pháp-quy-trình-và-tiêu-chí-phổ-biến-bản-án-_DANIDA_2008_VN_Completed (Trang 53 - 55)