Bản án nào sẽ không được công bố?

Một phần của tài liệu Nghiên-cứu-phương-pháp-quy-trình-và-tiêu-chí-phổ-biến-bản-án-_DANIDA_2008_VN_Completed (Trang 55 - 56)

Australia : Các báo cáo khác

18. Bản án nào sẽ không được công bố?

Theo pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp và nhiều quy định pháp luật.197 Pháp luật hình sự cho phép Hội đồng xét xử tiến hành xử kín nhưng tun án phải cơng khai.198 Trên thực tế, khi thảo luận với các Thẩm phán của các tòa Việt Nam từ TANDTC cho đến tòa cấp tỉnh, các Thẩm phán đều nhất trí là tất cả các loại bản án đều nên được công khai, ngoại trừ trường hợp theo quy định của pháp luật hay theo yêu cầu của đương sự và được tòa án chấp thuận không công khai.

197 Hiến pháp 1992, Điều 63, 71, 126; Luật Dân sự, Điều 37. 

198 Hiến pháp 1992, Điều 131; Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 15; Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 18; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các  vụ án hành chính, Điều 7. 

Đối với “bí mật nhà nước”, vấn đề này đã được xác định rõ trong một số văn bản quy

phạm pháp luật199. Để giúp TANDTC xác định vụ án nào không nên được công khai,

một danh mục tạm thời những loại vụ án được miễn trừ theo Hiến pháp nên được ban hành. Ví dụ như, danh mục này khơng cơng bố đối với các vụ án liên quan đến tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em200 hay không công bố theo yêu cầu chính đáng của đương sự nếu vụ án liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư201.

Đề xuất 17: Các vụ án liên quan tới “bí mật nhà nước” sẽ không được công bố.

TANDTC nên xây dựng và ban hành một hướng dẫn về những loại vụ án không được công bố nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của cơng dân (ví dụ như các chi tiết liên quan đến tội hiếp dâm và liên quan đến tình dục, bí mật kinh doanh).

Một phần của tài liệu Nghiên-cứu-phương-pháp-quy-trình-và-tiêu-chí-phổ-biến-bản-án-_DANIDA_2008_VN_Completed (Trang 55 - 56)