3 .Thực trạng tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam
3.3.1 .Quá trình xây dựng hạn mức chi trả
Việc xác định hạn mức chi trả ở Việt nam vào thời điểm 1998,1999 để ban hành chính sách Bảo hiểm tiền gửi dựa trên một số cơ sở sau:
+ Tham khảo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế: ADB, WB, IMF…về xác định hạn mức chi trả để có thể chia sẻ rủi ro và tổ chức Bảo hiểm tiền gửi bù đắp đợc những tổn thất thì mức bảo hiểm nên xác định bằng khoảng hai lần GDP/ngời. Mức trung bình trên thế giới là 3,2 lần GDP/ngời.(Theo David C. Parker(2004), Bảo hiểm tiền gửi- thông lệ quốc tế)
+ Dựa vào mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng ở Việt nam, các tổ chức tín dụng mới thành lập, quy mơ về mọi mặt cịn hạn chế, năng lực về tài chính của Bảo hiểm tiền gửi cịn nhỏ bé, GDP/ngời còn thấp.
+ Tham khảo các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi có nhiều nét tơng đồng.
Hạn mức chi trả của Việt nam là 5 lần GDP/ngời (theo thông lệ quốc tế là từ 1 đến 9 lần GDP/ngời).
Qua nghiên cứu, khảo sát thấy cơ cấu tiền gửi bằng đồng Việt nam của các đối tợng đợc bảo hiểm tại các ngân hàng ở Việt nam năm 1998 thì nhóm ngời có tiền gửi là đồng Việt nam từ 30 triệu VND trở xuống chiếm 76% tổng số ngời gửi tiền là đồng Việt nam. Vì vậy trong điều kiện Bảo hiểm tiền gửi cha có kinh nghiệm hoạt động, Chính phủ quy định hạn mức chi trả là 30 triệu VND/ngời gửi tiền (gồm cả gốc và lãi) ở thời điểm này là phù hợp. Hiện nay hạn mức chi trả đã tăng lên 50 triệu VND/ngời theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP.