Bảng 2 .16 Phân tích nhân tố các biến điều tra
1.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
1.5.5 Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khác biểu hiện năng lực cạnh tranh dù phân tích dưới góc độ nào thì cuối cùng đi đến kết quả là số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít trên thị trường. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao, mức giá phù hợp và phương thức phân phối bán hàng hợp lý sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm và chiếm giữ thị phần lớn.
điểm nhất định. Thị phần của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì thị phần liên tục gia tăng so với các đối thủ cạnh tranh khác và ngược lại có thể giảm nếu năng lực cạnh tranh kém, thiếu chiến lược. Do vậy khi nói đến năng lực cạnh tranh thì khơng thể khơng nói đến thị phần và mức gia tăng thị phần của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức: Thị phần: Tp(%) = DDN / ∑Di
Trong đó: DDN là doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường,
∑Di là tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường.
1.5.6 Giá trị vơ hình của doanh nghiệp
Giá trị vơ hình là tiêu chí mang tính tổng hợp, nhưng cũng là chỉ tiêu quan
trọng được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá trị vơ hình của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận:
Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở "văn hoá doanh nghiệp", bao gồm trang phục, văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ, kinh doanh minh bạch, các hoạt động xã hội, từ thiện... của doanh nghiệp.
Thứ hai là giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị thương hiệu càng cao. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp được gia tăng. Muốn có được giá trị thương hiệu cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo chất lượng, không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách phục vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng [17].
Thơng thường người ta tính giá trị nhãn hiệu bằng cách lấy giá trị thị trường của công ty trừ đi giá trị tài sản hữu hình của nó. Theo Tập đồn Interbrand thì Giá trị nhãn hiệu = Thu nhập ròng * Hệ số sức mạnh nhãn hiệu của công ty.
Chất lượng môi trường sinh thái là vấn đề nóng hổi và cấp bách mang tính tồn cầu. Ngày nay thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải quản lý tốt mơi trường bên trong và bên ngồi doanh nghiệp, phải tạo ra cảnh quan xanh - sạch - đẹp; tạo môi trường trong lành, mát mẻ để đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ cơng nhân viên của mình; khơng gây ơ nhiễm nước, thải bụi bặm, khí độc, tiếng ồn ra vùng dân cư xung quanh nhà máy. Nếu một doanh nghiệp có doanh thu hàng năm tăng cao, thu được nhiều lợi nhuận mà làm cho mơi trường sinh thái suy giảm thì sự phát triển đó là khơng bền vững và doanh nghiệp đó sẽ khơng có năng lực cạnh tranh [17].
Trên thực tế, việc đánh giá tiêu chí này khá phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đơi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu này đều có các chỉ tiêu về hoá, lý, sinh, đều lượng hoá được bằng các dụng cụ đo lường chính xác.
Sau khi đã xem xét và đánh giá doanh nghiệp qua các chỉ tiêu trên chúng ta sẽ có điểm của từng tiêu chí. Cộng các điểm đó lại chúng ta có điểm đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. So sánh tổng điểm của từng doanh nghiệp với nhau chúng ta sẽ có được kết luận khá chính xác về năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
1.6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰCSẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG TẠI VIỆT NAM SẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG TẠI VIỆT NAM
1.6.1 Khái quát tình hình cung cầu thị trường xi măng thời gian qua
Xi măng là một ngành công nghiệp đặc thù bởi nhà máy phải gắn với vùng nguyên liệu đá vôi, mỏ sét. Lẽ ra, việc phát triển ngành xi măng phải có quy hoạch vùng cụ thể, căn cứ trên nhu cầu tiêu thụ cũng như điều kiện thực tế của từng địa phương. Nhưng vài năm gần đây, như để lấy thành tích phát triển cơng nghiệp, các địa phương thi nhau cấp phép cho các dự án nhà máy xi măng, tình trạng này đang dẫn tới hậu quả khủng hoảng thừa xi măng trong thời gian đến.
trong năm 2011 có thêm 12 dây chuyền với cơng suất 9,35 triệu tấn; năm 2012 thêm 7 dây chuyền, công suất 6,72 triệu tấn và năm 2015 thêm 7 dây chuyền nữa được hồn thành, nâng tổng cơng suất lên gần 100 triệu tấn/năm. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, sản xuất xi măng toàn ngành năm 2010 đạt khoảng 50,85 triệu tấn, bằng 101% kế hoạch năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu. Thực tế, so với nhu cầu, sản lượng xi măng sản xuất trong nước đã vượt khoảng 2 triệu tấn.[10]
Theo tính tốn của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng từ 9 - 10% so với năm 2010, dự tính vào khoảng 56-57 triệu tấn. Năm 2011, ngành xi măng sẽ có thêm 10 nhà máy mới được đưa vào hoạt động với sản lượng dự kiến tăng thêm khoảng 9 triệu tấn, nâng tổng công suất xi măng cả năm 2011 ước đạt trên 60 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và dư một phần để xuất khẩu. Như vậy nếu tình hình khơng được cải thiện, trong năm 2011, lượng xi măng dư thừa dự tính sẽ ở khoảng 4,5- 5 triệu tấn, năm 2012 sẽ là 8 triệu tấn…
Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, việc cung vượt quá cầu sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc cạnh tranh. Bản thân doanh nghiệp phải năng động hơn, sáng tạo hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sản phẩm làm ra có chỗ đứng… Tuy nhiên, để ngành xi măng phát triển quá nóng như hiện nay hồn tồn khơng phải là cách làm khoa học. Điều suy nghĩ là chính các nhà đầu tư vào làm xi măng lại khá mơ hồ với con số dự án đang được cấp phép. Việc dư thừa sản lượng xi măng hiện nay là hậu quả tất yếu của cách làm ngẫu hứng, không tuân thủ quy luật cung cầu.
Những thập kỷ trước, ngành xi măng Việt Nam trong tình trạng cung khơng đủ cầu, phải nhập klinker từ các nước như: Thái Lan, Trung Quốc… Trước bối cảnh đó, việc đưa ra một quy hoạch tổng thể nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng xứng tầm là chiến lược đúng đã được triển khai. Thực tế, những con số dự báo về nhu cầu theo quy hoạch của ngành xi măng khá chính xác. Nếu việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng tuân thủ đúng theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện
cho thị trường phát triển ổn định, bền vững. Nhưng, tiếc rằng vài năm trở lại đây, do quản lý lỏng lẻo và không theo quy hoạch nên các dự án xi măng được cấp phép tràn lan, vượt quá xa so với dự kiến. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam do Bộ Xây dựng thiết kế cho thấy tổng công suất các nhà máy sản xuất xi măng đã, đang và sẽ hoạt động trong cả nước đến năm 2010 ở mức 61 triệu tấn/năm. Trong khi đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong giai đoạn này chỉ là 40- 45 triệu tấn/năm. Nhưng đến nay những tính tốn của quy hoạch này đã bị phá vỡ. Hiện tổng công suất các dự án xi măng đã phê duyệt trong cả nước lên đến 115 triệu tấn/năm, chưa kể hàng chục dự án vẫn đang nằm chờ cấp phép…[10]
1.6.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sảnxuất xi măng trong giai đoạn hiện nay xuất xi măng trong giai đoạn hiện nay
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị thị trường, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp của ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay.
Trước thực trạng tình hình cung cầu xi măng đang có những biến động bất lợi cho nhà sản xuất, mặt khác trong cơ chế nền kinh tế thị trường, tính độc quyền và sự bảo hộ được giảm thiểu, khách hàng luôn là người quyết định lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Do đó nếu sản phẩm xi măng và dịch vụ của doanh nghiệp khơng có thương hiệu, chất lượng tốt, mẫu mã, kiểu dáng bao bì đẹp, giá cả rẻ, phương thức giao hàng, thanh tốn nhanh và thuận tiện, thái độ phục vụ của nhân viên chu đáo, tận tình.... thì người tiêu dùng sẽ khơng thể nhận biết hoặc sẽ không lựa chọn tiêu dùng sản phẩm xi măng của doanh nghiệp [4] Khi đó doanh nghiệp khơng thể duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, thị phần sản phẩm bị thu hẹp, sản xuất bị cầm chừng và giảm sút, hiệu quả kinh doanh thấp.
Ngày nay trong xu thế tồn cầu hố kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng nước ta không chỉ đối mặt cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam hiện nay, mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm xi măng của các nước
trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia... Đây là các đối thủ mạnh về tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, marketing, tiếp thị bán hàng... hơn hẳn các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước. Vì vậy, hơn bao giờ hết muốn tồn tại và phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên sân nhà và vươn ra thị trường xuất khẩu đến các nước trong khu vực Asean, thì địi hỏi các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam phải không ngừng học hỏi, luôn đổi mới để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKS VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNGLUKS VIỆT NAM LUKS VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Hữu hạn Xi măng LUKS Việt Nam
Công ty Hữu hạn xi măng Luks Việt Nam thuộc Tập đồn Luks ở Hồng Kơng, 100% vốn nước ngồi do được chuyển đổi từ Cơng ty hữu hạn Luks xi măng Thừa Thiên Huế (LUKSVAXI) – liên doanh giữa Tập đồn Luks với Cơng ty Sản xuất Vật liệu Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế. Cơng ty chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/1997, tập trung vào ngành sản xuất cung ứng xi măng với sản phẩm chủ yếu là xi măng nhãn hiệu Kim Đỉnh Thừa Thiên Huế có mác PCB 30, PCB 40, PC 40, PCSR40, PCLH40 được sản xuất bằng công nghệ lị quay, phương pháp khơ tân tiến, hệ thống dự nhiệt 5 tầng. Ngoài ra cịn có Clanhke thương phẩm CPC40 và đặc chủng, phụ gia khống hoạt tính.
Vốn đăng ký kinh doanh: 171.806.000 USD Vốn đầu tư hiện nay: 171.000.000 USD
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 311023000001 được cấp tại Thừa Thiên Huế ngày 8/12/2006.
Từ một nhà máy xi măng có 2 dây chuyền với công suất ban đầu 50 vạn tấn/ năm, hiện nay Công ty đã phát triển lên 4 dây chuyền đạt công suất 2,4 triệu tấn/ năm góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2020.
Xi măng Kim Đỉnh hiện có mạng lưới phân phối rộng rãi với 30 đại lý lớn, trên 2000 cửa hàng bán lẻ.
Song song với nhiệm vụ bảo đảm chất lượng của xi măng Kim Đỉnh, công ty quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường; hàng năm đầu tư không dưới 4 tỷ đồng cho nhiệm vụ bảo đảm môi trường theo yêu cầu của pháp luật, năm 2007 đầu tư đến gần 10 tỷ đồng để cải tạo toàn bộ hệ thống lọc bụi nhằm đạt nồng độ thải bụi ra mơi trường của tất cả các ống khói đều dưới 50mg/ Nm3 (mức cho phép theo TCVN 5939:2005 là 200mg/Nm3). Hạn chế tối đa lượng nước sử dụng cho sản xuất bằng biện pháp hồi lưu tuần hoàn. Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý đạt mức B theo TCVN 5945:2005 (sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản). Với sự nỗ lực khơng ngừng theo phương châm “An tồn số 1, chất lượng trên
hết, bảo vệ môi trường trách nhiệm tối cao”, nên Công ty Hữu Hạn xi măng Luks
(Việt Nam) liên tục được trao giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ tuyển chọn từ năm 2005 đến nay. Mới đây công ty lại được trao giải thưởng “Thương hiệu xanh phát triển bền vững 2008” và giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”. Sản phẩm xi măng Kim Đỉnh PCB 30, PCB 40 và PC 40 được người tiêu dùng bình chọn là “Sản phẩm ưu tú hội nhập WTO 2008” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam là cơng ty 100% vốn nước ngồi do được chuyển đổi từ Công ty hữu hạn Luks xi măng Thừa Thiên Huế (LUKSVAXI) – liên doanh giữa Tập đồn Luks với Cơng ty Sản xuất Vật liệu Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế. Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm xi măng và clinker.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty theo mơ hình trực tuyến chức năng. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ sau:
- Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc
- Các Phó Tổng Giám đốc - Các phịng, ban chức năng
Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tại C. ty hữu hạn Xi măng Luks VN Bộ phận Khảo hạch Thống kê Phân xưởng sản xuất ABC Bộ phận thi cơng xây dựng TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 Bộ phận thiết bị cơ khí Phân xưởng sản xuất D Phân xưởng mỏ đá Bộ phận Xuất nhập khẩu Bộ phận Kiểm sốt vật tư Phân xưởng đóng bao Bộ phận kỹ thuật sản xuất Bộ phận Quản trị mạng Ban An toàn vệ sinh LĐ Bộ phận QA Phân xưởng Vỏ bao Bộ phận Hậu cần Bộ phận ISO Bộ phận thiết bị điện khí Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Kế tốn Bộ phận Tổ chức H.chính HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
2.1.3 Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng tại Công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng Kim Đỉnh
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất Cơng ty)
Quy trình sản xuất xi măng gồm 6 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Khai thác mỏ.
- Giai đoạn 2: Gia công sơ bộ nguyên liệu. - Giai đoạn 3: Nghiền, sấy phối liệu sống. - Giai đoạn 4: Nung Clinker.
- Giai đoạn 5: Nghiền xi măng. - Giai đoạn 6: Đóng gói xi măng.
Cơng nghệ sản xuất xi măng của Công ty Hữu hạn xi măng Luks Việt Nam có những đặc điểm và ưu việc sau:
1. Áp dụng cơng nghệ lị quay phương pháp khơ: Đây là cơng nghệ tiên tiến