Chuẩn mực kiểm tốn “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế tốn và phân tích Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cảBáo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Phân tích sơ bộ khoản mục tiền trong BCTC chủ yếu là phân tích Phần A: Tài sản ngắn hạn; Khoản I: Tiền và tương đương tiền; Mục 1: Tiền trên Bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường.
(1) Phân tích biến động của Bảng cân đối kế tốn
KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối.
Phân tích hệ số gồm hệ số thanh tốn, hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời. Khi phân tích hệ số để nhận định biến động cho khoản mục tiền thì KTV thường tập trung hệ số phố biến như sau: Hệ số thanh tốn. Khi phân tích hệ số KTV dùng hiểu biết của mình về kế tốn doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm tốn phù hợp cho các rủi ro đó. Các hệ số thanh toán: Là các hệ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và so sánh với chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số thanh tốn thơng thường chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán hoặc đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
(3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường:
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do. Ví dụ, số dư quỹ tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồng trong khi mức chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là 300 triệu..).