Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Khi thực hiện mẫu này KTV phải xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được gợi ý trong Mẫu A710, và giải thích lý do lựa chọn tiêu chí này vào trong ơ tương ứng. Các tiêu chí phù hợp thơng thường được lựa chọn có thể là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Lợi nhuận gộp, Tổng chi phí, Tổng vốn chủ sở hữu, Giá trị tài sản rịng…Sau đó lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể. (Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thơng lệ kiểm tốn quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng):
- 1% đến 2% tổng tài sản - 1% đến 5% vốn chủ sở hữu - 0.5% đến 3% tổng doanh thu
Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đốn chun mơn của KTV và chính sách của từng cơng ty.
Cuối cùng KTV đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc q trình kiểm tốn, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm tốn hay khơng.
Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu thì KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các cơng việc kiểm tốn đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp hay khơng.