Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại việt nam hiện nay và thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 72 - 76)

II. Những điểm cịn tồn tại trong cơng tác quản lý Hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

1. Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu

Theo quy chế của Hải quan, khi đăng ký làm thủ tục Hải quan đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu, doanh nghiệp nhận gia cơng phải trình cơ quan Hải quan hợp đồng gia công, phụ kiện hợp đồng gia cơng, trong đó có mẫu mã và bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lý Hải quan đối với vấn đề trên không phải là đơn giản, nhất là khi phần lớn gian lận thơng mại, trốn lậu thuế trong kinh doanh gia công lại bắt nguồn từ khâu xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Định mức này là thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công về mẫu mã, quy cách, số lợng, chủng loại, kích cỡ nguyên phụ liệu, phụ kiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó cũng là cơ sở để tính tốn tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu, số sản phẩm xuất khẩu, số nguyên phụ liệu thừa, thiếu, hỏng,... Do đó bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu chính là căn cứ để Hải quan tiến hành việc giám sát, quản lý doanh nghiệp gia công xem số l- ợng sản phẩm họ xuất khẩu có tơng ứng với số nguyên phụ liệu hay không. Nhng từ những thực tế phát sinh có thể thấy rằng: định mức chính là vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động gia công xuất khẩu hiện nay.

Trớc đây khi cha có Nghị định 89/CP của Chính phủ thì Bộ Thơng mại tiến hành xét duyệt định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cấp giấy phép cho từng chuyến hàng với số lợng cụ thể. Bởi vậy công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia cơng trong suốt một thời gian dài hồn tồn bị động, mang tính hình thức, kém hiệu quả, nếu kiểm tra thực tế

đúng với giấy phép thì Hải quan sẽ cho làm thủ tục xuất nhập.

Kể từ khi có Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995 về bãi bỏ giấy phép xuất nhập khẩu chuyến đợc ban hành thì Bộ Thơng mại chỉ duyệt định mức một cách chung chung về số lợng, chủng loại, quy cách nguyên phụ liệu nhập khẩu, còn định mức cụ thể do doanh nghiệp tự đa ra và Hải quan sẽ kiểm tra trên cơ sở định mức đó. Điều này có nghĩa là định mức mà doanh nghiệp tự đa ra có đợc chấp nhận hay không phụ thuộc vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan Hải quan. Nhng theo Thông t 07/2000/TT-TCHQ thì việc kiểm tra của Hải quan là khơng nhất thiết vì giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật về xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong hợp đồng gia cơng trình Bộ Thơng mại. Nh vậy là ngay trong các văn bản pháp lý cũng khơng có sự thống nhất về trách nhiệm của cơ quan Hải quan, do đó sẽ rất dễ tạo ra kẽ hở trong hành lang pháp lý để các doanh nghiệp lợi dụng.

Qua thực tế cho thấy việc các doanh nghiệp gia công khai định mức cao hơn thực tế không phải do bên đặt gia cơng hào phóng mà thực chất là một thủ thuật của các doanh nghiệp nhận gia công để che mắt Hải quan nhằm trốn lậu thuế. Nh vậy với chênh lệch giữa định mức và thực tế lớn nh thế, nhất là với những hợp đồng gia cơng lớn thì mỗi năm nhà nớc ta thất thu bao nhiêu đồng tiền thuế?

Điều này cho thấy việc kiểm tra, đối chiếu định mức của Hải quan là hết sức cần thiết và phải đợc tiến hành một

cách trung thực, chính xác, chặt chẽ. Tuy nhiên đến nay vẫn cha có một quy định nào của Bộ Thơng mại và Bộ Tài chính đợc ban hành nhằm áp dụng chế độ phạt đối với các doanh nghiệp cố tình khai tăng định mức. Hiện nay, nếu Hải quan phát hiện khai sai thì cho phép hạ định mức xuống cho khớp mà doanh nghiệp khơng hề bị xử phạt gì. Nh thế chẳng khác nào khuyến khích các doanh nghiệp cứ tiếp tục khai tăng định mức, nếu Hải quan khơng phát hiện đợc thì doanh nghiệp cứ thế mà tiếp tục thu lợi bất chính. Do đó, việc ban hành một văn bản luật để điều chỉnh vấn đề này là hết sức cần thiết hiện nay.

Một vấn đề nổi cộm nữa trong quản lý Hải quan đối với nguyên phụ liệu là làm thế nào để kiểm tra định mức vừa đảm bảo chặt chẽ, vừa không gây phiền hà, chậm trễ, tốn kém cho các doanh nghiệp. Việc kiểm tra thực tế đối với hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ gia công không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đợc do tính chất phức tạp của nguyên phụ liệu, do đó việc kiểm tra định mức không phải áp dụng cho tất cả các mặt hàng mà chỉ cho một số mặt hàng có thể kiểm tra đợc. Hơn nữa, cơng việc này cũng phần nào dựa vào cảm tính của cơng chức Hải quan, họ là ngời quyết định xem định mức đó có sát với thực tế hay không.

Rõ ràng kiểm tra định mức là cần thiết nhng phơng thức kiểm tra cho đến nay vẫn cịn là một vấn đề tồn tại rất lớn trong cơng tác quản lý định mức của Hải quan đòi hỏi phải đợc giải quyết cấp bách.

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại việt nam hiện nay và thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)