Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu d thừa

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại việt nam hiện nay và thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 76 - 82)

II. Những điểm cịn tồn tại trong cơng tác quản lý Hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu

2. Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu d thừa

Đến nay, việc xử lý nguyên phụ liệu d thừa trong gia công hàng xuất khẩu vẫn là một vấn đề gây tranh cãi vì nó cịn bất hợp lý và lãng phí. Trong q trình gia cơng hàng hóa xuất nhập khẩu thờng xuyên d thừa nguyên phụ liệu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tợng này nhng có thể nêu ra một số nguyên nhân chính nh sau:

Thứ nhất là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng cao hơn so với thực tế.

Thứ hai là do doanh nghiệp gia công đã không xuất số sản phẩm tơng ứng với số nguyên phụ liệu đã nhập khẩu.

Thứ ba là do doanh nghiệp đã cải tiến thao tác, tiết kiệm triệt để số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép, vì thế đã dơi ra một số nguyên phụ liệu.

Để giải quyết số nguyên phụ liệu d thừa này, Hải quan đã đa ra những biện pháp xử lý tơng đối linh hoạt nh có thể xuất trả chủ hàng nớc ngoài, chuyển sang hợp đồng sau, để lại tiêu thụ nội địa hoặc biếu tặng các tổ chức từ thiện, hoặc phải tiêu hủy nếu khơng cịn sử dụng đợc nữa.

Tuy nhiên vấn đề gây tranh cãi ở đây lại chính là cách xử lý đối với nguyên phụ liệu để lại tiêu thụ nội địa. Theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ của Tổng cục Hải quan thì nếu muốn để số nguyên phụ liệu d thừa này tiêu thụ ở trong nội địa thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp thuế nhập khẩu cho toàn bộ số nguyên phụ liệu d thừa đó. Điều này khơng chỉ gây bất đồng giữa các doanh nghiệp làm hàng gia công với các cơ quan quản lý mà còn giữa các cơ

quan quản lý với nhau vì nó liên quan đến một chỉ tiêu là tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu cho phép.

Tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu là một quy định không thể thiếu đợc trong các hợp đồng gia công, nhất là trong các hợp đồng gia công may mặc và da giày. Hai bên thỏa thuận điều khoản này để nhằm bù đắp cho phần nguyên phụ liệu bị lỗi, h hỏng trong quá trình sản xuất. Nhng tỷ lệ hao hụt ở mức nào thì hợp lý và cơ quan nào là ngời định ra tỷ lệ hao hụt này?

Để giải quyết vấn đề này, ngày 24/09/1997, Bộ Công nghiệp đã ban hành cơng văn số 3338/CV-KHĐT có ý kiến về một số vấn đề xung quanh việc quản lý hàng gia cơng, trong đó quy định tỷ lệ hao hụt với một số mặt hàng nh sau:

- Đối với hàng dệt may, da giày bao gồm các loại vải, vải dệt kim, da nguyên liệu: tỷ lệ hao hụt là 3%

- Đối với mặt hàng khăn bông, khăn tắm: tỷ lệ hao hụt là 2%

- Đối với các loại phụ liệu: tỷ lệ hao hụt là 4%

Nh vậy là khi quyết toán hợp đồng sẽ căn cứ vào định mức đã đợc thỏa thuận trong hợp đồng ngoại cộng với tỷ lệ hao hụt cho phép. Nếu trờng hợp tỷ lệ hao hụt vợt quá định mức quy định trên xảy ra thì các doanh nghiệp phải có cơng văn giải trình gửi Bộ Cơng nghiệp và Tổng cục Hải quan kèm theo các hợp đồng đã ký kết để giải quyết. Với văn bản này, Bộ Công nghiệp đã đa ra một quy định hoàn toàn mới so với trớc, nghĩa là ngoài định mức tiêu hao

nguyên phụ liệu trong hợp đồng ngoại thì doanh nghiệp đ- ơng nhiên đợc tính thêm số nguyên phụ liệu theo tỷ lệ hao hụt cho phép vào tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu khi kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên từ quy định này lại nảy sinh ra 2 vấn đề mà có lẽ Bộ Cơng nghiệp cũng cha thể giải quyết ngay đợc, đó là:

Thứ nhất, nếu tỷ lệ hao hụt không đợc thỏa thuận trong hợp đồng mà đợc ngầm xác định trong định mức của từng đơn vị sản phẩm rồi thì liệu doanh nghiệp nhận gia cơng có nhận đợc thêm số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép nh quy định của Bộ Công nghiệp không?

Thứ hai, khi đã đa ra tỷ lệ hao hụt cho phép nghĩa là nếu hợp đồng nào quy định mức hao hụt cao hơn thì khi thanh khoản hợp đồng phải hạ xuống đúng với mức "cho phép", còn nếu hợp đồng nào quy định mức hao hụt thấp hơn (vì đã có mức hao hụt ngầm hiểu giữa các bên) thì phải chấp nhận theo mức trong hợp đồng, khơng có cách gì để buộc bên đặt gia công phải chấp nhận tỷ lệ hao hụt do một bên đa ra.

Nếu tỷ lệ hao hụt đợc quy định trong hợp đồng thấp hơn so với thực tế thì mọi hậu quả sau này doanh nghiệp phải tự gánh chịu, kể cả việc giảm hay triệt tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vì đây là lỗi do sự non yếu nghiệp vụ của bên nhận gia công khi ký kết hợp đồng, Nhà nớc không thể đứng ra chịu thay cho doanh nghiệp đợc.

Đó là sự bất cập về tỷ lệ hao hụt cho phép giữa các cơ quan quản lý. Nhng vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất vẫn là

vấn đề thuế đối với phần nguyên phụ liệu tiết kiệm đợc trong tỷ lệ hao hụt này vì nó ảnh hởng trực tiếp tới quyền lợi của các doanh nghiệp.

Theo quan điểm của các doanh nghiệp thì hầu hết số nguyên phụ liệu d thừa này là kết quả của sự đấu tranh, th- ơng lợng với chủ hàng nớc ngồi của doanh nghiệp nhận gia cơng. Bởi vậy, việc Hải quan thu thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu d thừa này là rất bất hợp lý, khơng khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, hợp lý hóa sản xuất và tiết kiệm nguyên phụ liệu nhập khẩu. Đơn cử nh công ty may Đồng Tiến (Đồng Nai), theo giám đốc công ty cho biết thì có thể do định mức nguyên liệu khơng sát, do có nhã ý thởng cho bạn hàng,... các đối tác nớc ngồi thờng gửi d ngun phụ liệu cho cơng ty và qua mấy năm số vải d nói trên đã lên tới 17.000m. Mặc dù cơng ty khơng có nhu cầu sử dụng nhng theo chế độ thuế hiện hành thì nếu cứ để số vải đó trong kho, Hải quan sẽ truy thu thuế nhập khẩu rất cao, tức là doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm một gánh nặng về tài chính nữa. Và để tránh phải chịu một gánh nặng khơng đáng có nh vậy thì việc xử lý nh thế nào đối với ngun phụ liệu d thừa khơng cịn chỉ là vấn đề của công ty may Đồng Tiến mà nó đã trở thành vấn đề đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh gia công. Bởi lẽ nếu mang số nguyên phụ liệu d thừa này đi làm từ thiện nh tặng, ủng hộ cho các trại trẻ mồ côi, đồng bào vùng lũ lụt thì doanh nghiệp vẫn bị coi là sử dụng và tất nhiên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu, còn nếu

để tránh thiệt hại cho mình mà doanh nghiệp tổ chức huỷ bỏ số ngun phụ liệu d đó thì là một sự lãng phí bạc tỷ, nhất là trong điều kiện nớc ta còn nghèo nh hiện nay. Vậy các doanh nghiệp cần phải làm gì trong khi cơ chế vẫn cha thay đổi để vừa tránh thiệt hại cho mình vừa tránh lãng phí cho Nhà nớc?

Về phía các Bộ, ngành liên quan, quan điểm cụ thể nh sau:

Theo Tổng cục thuế: “Các văn bản hớng dẫn của Bộ Tài chính về xử lý hoàn thuế đối với nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu đều quy định: việc xác định số nguyên phụ liệu tiêu hao sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên định mức đợc duyệt và căn cứ vào mức tiêu hao thực tế”. Điều này có nghĩa là đối với phần nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm trong tỷ lệ hao hụt sẽ khơng đợc tính vào phần ngun phụ liệu tiêu hao để sản xuất sản phẩm, nếu tiêu thụ tại thị trờng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu. Và để triển khai ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã hớng dẫn Hải quan các địa phơng thực hiện nh sau: sau khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công, nếu doanh nghiệp tiêu thụ nội địa số nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm trong tỷ lệ hao hụt cho phép thì phải khai báo với Hải quan nơi mở sổ theo dõi để làm thủ tục nhập khẩu nh hàng nhập khẩu bình thờng và khai trên tờ khai phi mậu dịch, việc áp giá, áp thuế suất thực hiện theo các quy định tại thời điểm mở tờ khai. Việc nộp thuế nhập khẩu áp dụng cho cả những hợp đồng gia cơng đã thanh khoản có

phần ngun phụ liệu dơi ra, doanh nghiệp đã tiêu thụ nội địa nhng cha nộp thuế nhập khẩu.

Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ Thơng mại và Bộ Cơng nghiệp thì tỷ lệ hao hụt là phần cấu thành trong sản phẩm trả cho bên thuê gia công, doanh nghiệp đơng nhiên đợc sử dụng và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Nh vậy là ngay giữa các cơ quan quản lý cũng khơng có ý kiến thống nhất về vấn đề này. Vậy doanh nghiệp phải theo quan điểm nào? Tuy nhiên qua phân tích chúng ta thấy rằng, số nguyên phụ liệu d thừa này chủ yếu phát sinh trong gia công hàng may mặc và da giày. Nếu định mức tiêu hao ngun phụ liệu đã đợc tính tốn kỹ thì đơng nhiên ngời thợ khéo sẽ đợc hởng số nguyên liệu d ra và điều này khơng có gì phải bàn cãi. Nhng trên thực tế hầu hết số nguyên phụ liệu d thừa này có đợc là do định mức cao hơn so với thực tế, do đó việc doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu là hợp lý bởi doanh nghiệp chỉ phải nộp một số tiền thuế thay vì cùng mặt hàng đó phải xin hạn ngạch và mất tiền mua từ nớc ngồi. Cịn với số nguyên phụ liệu d thừa nh của Cơng ty may Đồng Tiến thì giải quyết thế nào? Nhà nớc nên chăng quyết định sung cơng quỹ tồn bộ số nguyên liệu nhập khẩu d của các doanh nghiệp gia công trong ngành may mặc, da giày.... rồi bán đấu giá thu ngân sách hoặc cấp phát, cứu trợ cho các đối tợng bảo trợ xã hội,....

Nhìn chung, vấn đề quản lý nguyên phụ liệu d thừa vẫn còn nhiều ý kiến trái ngợc nhau và rất cần đợc giải

quyết triệt để tránh thất thu cho ngân sách Nhà nớc cũng nh lãng phí khơng đáng có cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại việt nam hiện nay và thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)