Kinh nghiệm từ sự thất bạ

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 39 - 47)

II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.2. Kinh nghiệm từ sự thất bạ

2.2.1. Philippin

Năm 1960, Philippin quyết định chuyển đô thị Mariveles thành một cảng nhập cảnh và thành lập cơ quan chịu trách nhiệm về Ngoại thương để lập kế hoạch phát triển và quản lý KCX. Đến tháng 12 năm 1972 đổi tên thành KCX Bataan (BEPZ).

KCX Bataan có diện tích 1.200 ha, nằm cách Malila 55 km[5]. Mục tiêu của việc thành lập BEPZ là nhằm di chuyển ngành công nghiệp từ vùng thành thị chật chội sang các vùng nông thơn, đa dạng hố sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu hàng truyền thống sang xuất khẩu sản phẩm phi truyền thống và thu hút đầu tư nước ngoài Philippin.

Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các kết quả nghiên cứu đều cho rằng hầu như các mục tiêu của BEPZ là không thực hiện được, số lượng lao động làm việc trong BEPZ là thấp, thu nhập ngoại tệ không đáng kể chuyển giao công nghệ không được bao nhiêu, liên kết kinh tế không lớn và bị gián đoạn, khơng thu hút đước vốn đầu tư nước ngồi. Về phương diện chi phí - lợi ích, thì những lợi ích do BEPZ mang lại là không thể bù đắp lại được các chi phí bỏ ra trong hiện tại và tương lai.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến sự khơng thành cơng của BEPZ:

•Vị trí của BEPZ được lựa chọn chưa đúng. BEPZ được xây dựng ở bờ biển, núi non biệt lập kém phát triển. Do vậy để xây dựng phải san bằng một số đồi, xây dựng đường xá, cảng khẩu và các phương tiện khác, hơn nữa số dân ở đây vốn chỉ có hơn 5.000 người vì vậy phải di dân từ các vùng lân cận đến, điều đó địi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn, tất cả điều đó làm chi phí cho kết cấu hạ tầng tăng nhanh.

•Trong khi chi phí xây dựng lớn, song từ khi thành lập, BEPZ chỉ thu hút được khoảng một nửa số công ty vào hoạt động so với dự kiến. Điều đó làm cho chi phí sử dụng ngày càng tăng cao hơn mức bình thường.

•Ngay sau khi BEPZ được thành lập, Chính phủ Philippin đã có một số thay đổi về chính sách mở rộng kế hoạch kho hàng thuế quan. Kế hoạch này không chỉ áp dụng cho BEPZ mà còn cho các KCX khác,

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

[5] Các khu chế xuất Châu Á - Thái bình Dương và Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1993

quyết định đó làm cho việc tổ chức BEPZ trở nên thừa, vì một là nó thúc đẩy việc sản xuất hàng xuất khẩu ở phạm vi rông hơn là BEPZ,

hai là thúc đẩy sản xuất hàng cơng nghiệp xuất khẩu bên ngồi KCX.

•Một số chính sách ưu đãi ban đầu về tài chính bị giảm dần và khơng tương xứng với chi phí kết cấu hạ tầng. Các chi phí dịch vụ phải trả khá cao có nhiều phiền hà về thủ tục giấy tờ, nạn trộm cắp, chi phí vận tải tăng... tất cả những vấn đề đó dã không thu hút được các Công ty xuyên quốc gia đầu tư vào KCX.

2.2.2. Thái Lan

Tuy đạt được thành tựu đáng kể, nhưng việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp vừa qua của Thái Lan cịn có những nhược điểm lớn đó là:

•Quy hoạch và phát triển không đều, sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, công nghiệp chủ yếu tập trung ở Băng cốc và vùng lân cận, trong khi các vùng và địa phương khác vẫn cịn nghèo nàn, kém phát triển.

•Cơ cấu các ngành công nghiệp chưa cân đối, Thái Lan mới phát triển được ngành công nghiệp nhẹ, chế biến, còn thiếu các ngành công nghiệp nặng then chốt như sắt, thép, hoá dầu, chế tạo... làm nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp khác. Mặt khác, Thái Lan vốn chưa tạo dựng được một nền kỹ nghệ tự chủ, độc lập để có thể tiến nhanh và vượt xa hơn. Do vậy, đến nay Thái Lan vẫn còn phục thuộc nhiều vào bên ngoài kể cả về vồn, kỹ thuật và cung cấp ngun liệu vật liệu cơng nghiệp chủ yếu.

•Ngồi ra, Thái Lan còn thiếu cơ sở hạ tâng hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Từ bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho ta thấy việc xây dựng KCN, KCN thành cơng khơng phải là dễ dàng vì thằng lợi của KCX, KCN không

phải chỉ dừng lại ở việc thu hút được đầu tư nước ngoài và quan trọng hơn là sau khi nước ngoài đầu tư vào rồi thì nước nhà thu được lợi ích gì theo mục tiêu kinh tế, xã hội của nước mình? Làm thế nào để thu hút đầu tư nước ngồi trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay đã là việc khó nhưng câu trả lời cẩu hỏi thứ hai cịn khó hơn. Nhưng để có một mơ hình tối ưu điều khơng tránh khỏi là phải làm rõ câu hỏi đó.

Tóm lại, ngày nay phát triển các KCN, KCX đang nổi lên như là một trong những biện pháp quan trọng để thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đang phát triển áp dụng. Tuy nhiên kết quả mà nó mang lại cho từng nước rát khác nhau. Thực tế cho thấy không phải tất cả các KCN, KCX đã xây dựng đều thành cơng.

Phân tích kinh nghiệm phát triển KCN, KCX của một số nước trong khu vực, có thể nêu lên một cách tóm tắt ngun nhân thành cơng, thất bại như sau[13]:

Về ngun nhân thành cơng.

1 . Mơi trường chính trị xã hội ổn định, chính sách nhất quán, cởi mở. 2 . Lựa chọn vị trí xây dựng thuận lợi, gần các đầu mối giao thông

(đường bộ, hàng khơng, hàng hải...).

3 . Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư đặc biệt về tài chính, thủ tục đơn giản, rõ ràng, thuận lợi.

4 . Cơ sở hạ tầng: giao thông thuận lợi, thơng tin liên lạc nhanh chóng; cung cấp điện, nước đầy đủ...

5 . Lao động dồi dào có tay nghề, tiền lương hợp lý. 6 . Thời điểm xây dựng thích hợp.

7 . Mơi trường cư trú sinh sống dễ chịu, an toàn và cơ sở vật chất cho hoạt động vui chơi giải trí tốt.

Về nguyên nhân thất bại:

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

[13] Tạp chí Thơng tin Khu cơng nghiệp Việt Nam, Số 6 tháng 3 năm 1998

1 . Sự mất ổn định về chính trị trong nước khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng an tâm bỏ vốn.

2 . Không phát huy hết năng lực sản xuất đã dự kiến. 3 . Cơ sở hạ tầng trong khu yếu kém. 4 . Chính sách đầu tư kém hấp dẫn.

5 . Tệ quan liêu, tham nhũng, thủ tục phiền hà. 6 . Thiếu lao động có tay nghề thích hợp

7 . Sai lầm trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng.

8 . Các nguyên nhân khác: Công tác Marketing KCN, KCX kém, tổ chức quản lý hoạt động của Ban quản lý kém hiệu quả.

Từ những nguyên nhân thành công, thất bại nêu trên, có thể nêu lên

một số vấn đề có tính chất then chốt trước khi xây dựng KCN, KCX như

sau:

1. Cần xác định rõ mục tiêu và sự cần thiết của các KCN và KCX khi được thành lập.

Mỗi KCN, KCX được thành lập với những mục đích lâu dài và trước mắt khác nhau. Vì vậy cần phải xác định rõ những mục tiêu cụ thể để có những quy định phù hợp. Thông thường thời kỳ đầu nên phấn đấu đạt mục tiêu ngắn hạn, kho đã có điều kiện phát triển sẽ hướng vào những mục tiêu dài hạn.

2. Xác định thời gian, địa điểm và quy mô xây dựng, khơng khí chung của đầu tư, là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển các KCN, KCX, nó sẽ tận dụng được tâm lý và thời cơ đầu tư thuận lợi nhất đồng thời tiết kiệm chi phí triển khai và phù hợp với khả năng tài chính cũng như quản lý của đất nước.

3. Phải làm tốt công tác Marketing cho KCN, KCX

Vai trò các KCN, KCX là thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia, cho nên phải có chương trình, kế hoạch tiếp

thị, khuyếch trương bao gồm hàng loạt các biện pháp được xây dựng chu đáo và phối hợp chặt chẽ với nhau trên quy mô rông cả trong và ngoài nước.

4. Phải lựa chọn được các loại ngành cơng nghiệp, loại hình sản phẩm.

Sản phẩm được phát triển trong KCN và KCX phải có thị trường tiêu thị trong nước đồng thời có thể tìm được thị trường tiêu thụ trên thế giới và tận dụng được lợi thế tài nguyên của nước chủ nhà.

5. Cần phải xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích tài chính đối với các nhà đầu tư, có sự ưu đãi thoả đáng.

6. Cán xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ như:

đường giao thông, nhà xưởng, kho tàng, hệ thống điện, nước.

7. Bộ máy quản lý KCN và KCX phải hoạt động tích cực, thực thi có hiệu quả chế độ một cửa đối với các nhà đầu tư.

8. Cuối cùng phải lựa chọn đúng đối tác. Trong quá trình tiếp thị thường có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu thăm dị ký kết hợp đồng đầu tư, vì vậy cần phải tìm hiểu, lựa chọn đúng đối tác có tiềm lực và thiện chí làm ăn.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w