Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 47 - 59)

II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian

1.1.1. Nhận xét chung

Cùng với công tác xây dựng , hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế Quản lí Nhà nước về đầu tư nước ngồi (ĐTNN), cơng tác vận động đầu tư thời gian qua đã đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam.

Trong mười lăm năm qua, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987), hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới nâng cao năng lực quản lý và trình độ cơng nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tính đến nay, có 3079 dự án ĐTNN còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng kí 37,93 tỷ USD. Riêng năm 2001, đã có gần 480 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng kí là 2,96 tỷ USD, tăng 26,9% về số dự án và 22,5% về vốn đầu tư so với năm 2000. Nếu tính cả phần vốn bổ sung thì dịng vốn ĐTNN vào Việt Nam năm 2001 đạt trên 3 tỷ USD tăng

25,8% so với năm trước. Trong năm 2001, khu vực kinh tế ĐTNN đã tạo ra doanh thu 7,4 tỷ USD (tăng 6% so với năm 2000) và nộp Ngân sách đạt 373 triệu USD (tăng 15% so với năm 2000) giá trị xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD và tạo ra việc làm mới cho khoảng 395 nghìn lao động trực tiếp (tăng 5% so với năm 2000)[17].

* Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2002.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2002 có những chuyển biến tích cực. Vốn đầu tư thực hiện đạt 1.450 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ 2001, doanh thu đạt 5.700 triệu USD, tăng 14% so với cùng kì năm 2001, xuất khẩu đạt 2800 triệu USD, tăng 13% so với 8 tháng đầu năm 2001, và nộp Ngân sách 373 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngối. Tình hình thực hiện tốt của các dự án cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đạt được mục tiêu của dự án[18].

Tuy nhiên, tình hình cấp phép mới cho các dự án vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Trong 8 tháng đầu năm 2002, 446 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký 820,5 triệu USD bằng 61,2% so với cùng kỳ năm 2001, và 409,8 triệu USD vốn pháp định bằng 80,6% so với 8 tháng đầu năm 2001. Nghịch lý về môi trường kinh doanh dần tốt lên, nhưng đầu tư mới lại giảm đi có thể được giải thích bởi nhiều lý do.

Trước hết, nếu khơng có gì thay đổi, năm 2005 Việt Nam sẽ chính thức tham gia khối mậu dịch Tự do Đông Nam Á (AFTA). Chúng ta đang tích cực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam đang từng bước đàm phán để thành lập khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Cùng với việc tham gia vào các khu thương mại tự do, hàng rào thuế quan của Việt Nam sẽ khơng cịn nữa hoặc sẽ rất thấp (trung bình từ 0-5%). Như vậy, nhà máy [48]

Thông tin Khu công nghiệp Việt nam tháng 5 năm 2002 32

sản xuất dù được đặt ở nước nào trong khu vực thương mại tự do, cũng được xuất khẩu tự do hàng hố của mình sang các nước khác trong khu vực. Điều này, một mặt kích thích mạnh mẽ lợi thế so sánh của các nước, nhằm phát triển thế mạnh của riêng mình, mặt khác hạn chế dịng đầu tư từ nước này sang nước kia.

Lý do thứ hai của việc suy giảm đầu tư là sức thu hút đầu tư của các nước trong khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Khơng nghi ngờ gì nữa, với thị trường rộng lớn với tiềm năng, chi phí đầu tư thấp, với những chính sách ưu đãi hấp dẫn, Trung Quốc luôn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với tất cả các nhà đầu tư. Bên cạnh Trung Quốc, các nước ASEAN như Malaixia,Thái Lan, Singapore, đã có những bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, sau khi chịu hậu quả nặng nề của cơn bảo khủng hoảng tài chính năm 1997.

Lý do thứ ba dẫn đến sự suy giảm đầu tư mới chính là từ phía chúng ta. Chi phí đầu tư tại Việt Nam còn cao so với các nước khác trong khu vực; trình độ lao động cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất áp dụng công nghệ cao, cộng thêm thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành khác nhau, không riêng ở các cơ quan cấp phép đầu tư, còn phức tạp, gây phiền hà tốn kém cho nhà đầu tư. Mục tiêu của nhà đầu tư là kiếm lợi nhuận ở mức cao nhất có thể. Vì vậy cân nhắc những mặt được và mất của môi trường đầu tư Việt nam và so sánh với các nước trên thế giới, những lợi thế của Việt Nam đã bị các hạn chế làm giảm hấp dẫn.

Trong 8 tháng vừa qua, chúng ta cũng ghi nhận xu hướng đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ của các nhà đầu tư. Mức vốn đầu tư trung bình cho một dự án tám tháng đầu năm 2002 chỉ là 1,78 triệu USD bằng 46% so với cùng kỳ năm 2001. Các dự án tập trung nhiều vào KCN, KCX với tổng vốn đăng ký là 424,5 triệu USD, 156 dự án. Đây chính là minh chứng cho tính [18] Thơng tin Khu công nghiệp Việt nam tháng 9 năm 2002

[19] Thông tin Khu công nghiệp Việt nam tháng 9 năm 2002 33

hấp dẫn của các khu cơng nghiệp có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt và ưu đãi hợp lý.

Giống với các năm trước, khu vực thu hút đầu tư nước ngoài chủ yếu của Việt Nam vẫn là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Trong 8 tháng vừa qua, riêng Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh đã thu hút 291 dự án với tổng vốn đăng ký là 477,3 triệu USD, bằng 66,9% tổng số dự án và 60,3% tổng vốn đăngký của các dự án cấp mới của cả nước.

Nhìn lại tình hình đầu tư 8 tháng vừa qua, bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng của việc thực hiện dự án, chúng ta không khỏi băn khoăn trước sự giảm sút của các dự án mới đầu tư. Nguyên nhân có nhiều nhưng tất cả sẽ khơng thể thay đổi nếu khơng có sự nỗ lực của chính Việt Nam.

1.1.2. Kết quả thu hút FDI

1.1.2.1. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN theo vùng, lãnh

thổ

FDI tại các KCN phân theo vùng, lãnh thổ (kể cả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX tính đến đầu năm 2000)

Đơn vị: Triệu đồng Vùng Tổng vốn FDI đăng ký Vốn FDI đăng ký trong các KCN Tỷ trọng (%) VKTĐL Nam Bộ 17.304,84 5.685,6 31 VKTĐL Bắc Bộ 10.888,6 990,6 9,1 VKTĐL Trung Bộ 1.983,5 1.516,6 76,5 Vùng Tây Nguyên 898 0 - 52

Vùng núi Bắc Bộ 264 0 -

Vùng đồng bằng S. Cửu long Cả nước 1.005,83 35.660 214,25 8.607,5 21,3 24.1

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Như vậy trong thời kỳ này, tỷ trọng vốn FDI đăng ký trong các KCN (8.607,5 tr. đồng) trên tổng vốn FDI đăng ký trên phạm vi cả nước (35.660 tr. đồng) là 24,1%. Đây chưa phải là tỷ trọng lớn, nhưng nó cũng đã phản ảnh được vai trò của KCN, KCX trong việc thu hút FDI. Vùng kinh tế động lực Nam Bộ vẫn là nơi thu hút được FDI lớn nhất trong cả nước, thứ đến là vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, Trung Bộ. Xu thế này phản ánh thế mạnh của của các tỉnh miền Nam trong việc thu hút đầu tư, đồng thời cũng cho thấy hạn chế của các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Để tăng cường sức thu hút đầu tư của mình, chính quyền địa phương cần tích cực thu hút, vận động đầu tư, giảm tối đa các thủ tục hành chính, đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng sách nhiễu, phiền hà, tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư ở địa phương.

1.1.2.2. Phân theo đối tác đầu tư

Tính đến đầu năm 2000, cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN, KCX theo nước được thể hiện như sau:

Cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN, KCX theo nước (một số nước có vốn đầu tư trên 100 tr. USD, tính đến hết tháng 12 năm 1999)

STT Nước Số dự án Vốn đầu tư Vốn pháp định Tổng cộng 8.607.562.843 3.746.218.352 1 Nhật Bản 102 1.551.843.347 656.339.188 2 Đài Loan 190 1.353.449.944 558.418.179 3 Liên Bang Nga 5 1.333.550.270 817.100.000 4 Hàn Quốc 50 1.149.553.772 349.922.239

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

5 Singapore 55 596.190.933 256.244.222 6 British Virgin Isl. 17 550.190.769 181.062.924

7 Hoa Kỳ 18 390.924577 98.303.031

8 Cayman Islands 2 379.104.321 101.131.296. 9 Hồng Kông 35 340.236.502 160.095.132 10 Thái Lan 17 245.333.530 91.060.000 11 British West Indies 2 211.541.396 88.000.000 12 Malaixia 15 182.591.982 70.687.255

13 CHLB Đức 7 153.411.000 47.867.000

14 Pháp 15 153.411.333 35.669.343

15 Australia 12 107.888.462 58.603.500

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Hàn Quốc, Singapore là những quốc gia đứng đầu danh sách.

+ Nhật Bản có 102 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 1.552 triệu USD. Như vậy vốn đầu tư bình quân một dự án của Nhật Bản là 15,2 triệu USD, bằng với vốn đầu tư bình quân một dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung.

+ Đài Loan tuy chiếm số dự án áp đảo nhưng tổng vốn đầu tư chỉ đạt khoảng 1.353 triệu USD. Vốn đầu tư bình quân một dự án là 7,12 triệu USD. Các dự án của Đài Loan thường là những dự án vừa và nhỏ so với mặt bằng chung.

+ Nga hiện chỉ có 5 dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng trong 5 dự án này, đặc biệt phải kể đến dự án Nhà máy lọc dầu số 1 với vốn đầu tư đăng ký 1.300 triệu USD tại khu công nghiệp Dung Quất. Bốn dự án cịn lại là

những dự án qui mơ nhỏ (tổng vốn đầu tư của 4 dự án là 34 triệu USD). + Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án đầu tư lớn vào Việt Nam. Vốn đầu tư bình quân một dự án của Hàn Quốc là 22,98 triệu USD (50 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 1.150 triệu USD).

+ Singapore, chỉ đứng sau Đài Loan và Nhật Bản về số dự án (như đã trình bày) nhưng tổng vốn đầu tư thì đứng sau cả Nga và Hàn Quốc do các dự án của Singapore có qui mơ bình quân rất nhỏ (55 dự án với tổng vốn đầu tư là 596 triệu USD, bình quân 0,011 triệu USD một dự án).

+ Trong số 3 nước Châu Âu với tương đối nhiều dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của Việt Nam: Anh, Pháp, Đức, các dự án của Anh và Đức là có qui mơ bình qn lớn hơn cả (32,3 triệu USD với Anh và 21,8 triệu USD với Đức). Còn dự án của Pháp chỉ đa số là những dự án vừa và nhỏ (7,2 triệu USD với Pháp)

Nhìn một cách tổng thể, cơ cấu vốn đầu tư vào các khu theo quốc gia như hiện nay là chưa cân đối. Trong khi Nhật Bản và các nước công nghiệp Châu Á chiếm vị trí chủ đạo bởi lượng vốn đầu tư và số dự án áp đảo thì Châu Âu và Bắc Mỹ có vai trị cịn rất mờ nhạt. Đây cũng là một vấn đề bức xúc được đặt ra với các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và Ban quản lý khu cơng nghiệp, khu chế xuất nói riêng trong cơng tác xúc tiến, vận động đầu tư.

1.1.2.3. Phân theo ngành kinh tế

Đến thời điểm đầu năm 2000, đã có trên 30 nước đầu tư vào các KCN ở Việt Nam với tổng số 565 dự án. Các dự án này có số vốn đầu tư là 8.607,5 triệu USD (kể cả dự án Nhà máy lọc dầu số 1 ở khu công nghiệp Dung Quất có vốn đầu tư 1.300 triệu USD). So với số dự án và vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp giấy phép hoạt động theo Luật đầu tư nước ngồi thì tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đầu tư vào chiếm 23,5%, trong đó:

+ Có 14 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN với vốn đầu tư đăng ký 891,5 triệu USD.

+ Có 551 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong các KCN với tổng vốn đầu tư 7.716 triệu USD. Đến cuối năm 2000, số dự án loại này là 666, thêm 115 dự án mới.

Cơ cấu đầu tư FDI trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp trong các KCN, KCX, tính đến hết tháng 12 năm 1999. STT Ngành, lĩnh vực Số dự án Vốn đầu tƣ (tr. USD) 1 Tổng số 565 8607,5 Xi măng 0 0 2 Sắt, thép 3 141,25 3 Ơ tơ, xe máy 2 301,5 4 Điện 5 446,665 5 Đường, mía 0 0 6 Dệt may - 1321,11

7 Bia, nước giải khát 2 88,8

8 CSHT Khu công nghiệp 14 891,5

9 Gạch ốp lát, sứ vệ sinh 3 67

10 Chế biến thuỷ sản - -

11 Điện tử 31 618,78

12 Phân bón NPK 1 39,95

13 Cơ khí chế tạo 16 179,5

14 Nước cho SH và sản xuất 1 19

15 Chế biến gạo XK 1 10

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

ngồi cơng nghiệp nhẹ, điện tử và hàng sản xuất tiêu dùng còn thu hút cả các dự án cơng nghiệp nặng, bước đầu góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước.

Các doanh nghiệp FDI trong KCN đã góp phần tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các ngành kinh tế then chốt. Ngoài những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như giày dép, đồ điện, sản phẩm điện tử, dệt sợi, may mặc có tỷ lệ huy động công suất tương đối cao, những sản phẩm dùng cho nhu cầu sản xuất trong nước mới huy động công suất thiết kế ở mức thấp, hoặc xí nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng, chưa đi vào sản xuất.

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w