Vùng kinh tế động lực Bắc Bộ

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 86 - 89)

II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.1. Vùng kinh tế động lực Bắc Bộ

Tính đến hết năm 1999, số KCN đã được thành lập là 10 (trong đó có 1 KCNC), tổng diện tích các KCN đã được thành lập là 1307 ha, số dự án đầu tư tại các KCN là 43 dự án với tổng vốn đầu tư 1086,6 tr.USD và 253,4 tỷ đồng[2].

Số dự án

Số vốn đầu tƣ đăng ký

Tổng cộng:

- Dự án đầu tư trong nước: Xây dựng CSHT KCN Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN - Dự án FDI: Xây dựng CSHT KCN Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN 43 3 3 0 40 7 33 1086,6tr.USD+#253,4 tỷ đ 96tr.USD+#253,4 tỷ đ 96tr.USD+#253,4 tỷ đ 990,6 tr. USD 565,6 tr. USD 425tr. USD

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Cho đến tháng 1 năm 2002, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã thu hút được 53 dự án FDI (bằng 5% tổng dự án) với tổng số vốn đăng ký 645

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

[2] Báo cáo về tình hình phát triển KCN, KCX thời gian qua và một số giải pháp kiến nghị

tr. USD (bằng 8% tổng vốn đăng ký của các KCN) và 2 dự án trong nước với 6,5 tỷ đồng vốn đầu tư.

Việc thu hút đầu tư trong nước vào các KCN ở vùng này có khó khăn do giá thuê đất tại khu vực này khá cao, có thể nói là cao nhất so với các KCN khác nên các doanh nghiệp trong nước ít có khả năng th đất.

Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư vào các KCN này chậm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nguyên nhân: do chi phí đầu tư tại vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ cao; môi trường đầu tư tại vùng này không thuận lợi bằng các tỉnh phía Nam (theo phản ánh của các nhà đầu tư), thu nhập của dân cư thấp nên nhu cầu tiêu dùng chưa nhiều

Việc tiến hành xây dựng các KCN thực hiện chậm, tổng vốn xây dựng hạ tầng các KCN mới đạt khoảng 225 tr. USD (chiếm 33% tổng vốn đầu tư theo dự tốn), nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ tầngcác KCN ở vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ thường kéo dài từ 5 - 7 năm (trừ KCN Nomura - Hải phòng).

Từ KCN Nomura Hải Phòng, giai đoạn I (50 ha) của KCN Nội Bài (Hà Nội) có cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn chỉnh, các KCN, KCX khác trong vùng triển khai xây dựng hạ tầng chậm do giải phóng mặt bằng, việc đền bù giải toả phức tạp, tốn kém thời gian và do khả năng thu hút đầu tư hạn chế, do vậy các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cầm chừng. Có trường hợp, tuy được thành lập từ 4 - 5 năm, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện dự án như KCN Daewoo - Hanel.

Việc thu hút đầu tư váo các KCN ở vùng trọng diểm kinh tế Bắc Bộ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, kể cả đối với một số KCN đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như KCN Nội Bài, đặc biệt là KCN Nomura Hải phòng. Các chủđầu tư của 2 KCN này đã thực hiện xây dựng xong cơ sở hạ tầng KCN (hoặc giai đoạn I), tuy nhiên mới chỉ cho thuê lại được phần đất nhỏ,

nên chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư. Đến hết tháng 12 năm 1999, cứ 1 USD đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN mới thu hút được 1,6 USD vốn đầu tư thực hiện vào sản xuất và dịch vụ. Thực tế, tỷ lệ này là rất thấp so với các tỉnh phía Nam (ví dụ: ở Đồng Nai con số này đạt trên 20 USD, Bình Dương trên 4 USD...). Rút kinh nghiệm, các chủ đầu tư của nhiều KCN, KCX (nhất là các KCN do doanh nghiệp Việt Nam phát triển hạ tầng) tiến hành thực hiện đầu tư theo hình thức cuốn chiếu. Việc thu hút đầu tư vào các KCN chậm cũng phản ánh hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất thấp, khả năng thu hồi vốn đầu tư rất khó khăn, chưa nói đến khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w