Vùng kinh tế động lực Trung Bộ

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 89 - 91)

II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.2. Vùng kinh tế động lực Trung Bộ

Miền Trung là khu vực chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo sự cân đối kinh tế giữa các vùng trong cả nước. Theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ phê duyệt đến năm 2010 sẽ xây dựng 10 KCN, KCX ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Cho đến nay ở khu vực này đã thành lập được 8 KCN trong đó có khu Dung Quất (14000 ha) thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Diện tích chiếm đất của 8 KCN ở khu vực này là 14890 ha. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã thu hút được 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 80 tr.USD và gần 120 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư gần 1700 tỷ đồng[7].

Vốn FDI đầu tư vào các KCN trong 3 năm (1997 - 1999)

Năm Số dự án được cấp GPĐT

Vốn đầu tư đăng ký

1997 2 10,2

1998 2 7,3

1999 3 1320,75 (Kể cả 1300 tr USD của dự án Nhà máy Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D

[7] Dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, Số 514 BKH/KCN, ngày 23/1/2002

lọc dầu số 1)

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Vừa qua, chính phủ đã quyết định cho nghiên cứu xây dựng thí điểm khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, các cơ quan nhà nước đang tiến hành nghiên cứu về mơ hình tổ chức và quản lý khu kinh tế mở.

Miền Trung là vùng phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề về thiên tai, lũ lụt. Vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và thu hút đầu tư vào các KCN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, việc thu hút đầu tư vào vùng này rất chậm, nếu không kể dự án nhà máy lọc dầu số 1(tại KCN Dung Quất) thì trong 6 năm (1993-1998) cả vùng mới thu hút được 13 dự án FDI (vốn đầu tư 203,6 tr.USD) nhưng thực tế có 1 dự án (vốn đầu tư 110 tr.USD) xin tạm hoãn.

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w