Hoạt động của các KCN, KCX ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 59 - 80)

II. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1. Hoạt động của các KCN, KCX ở Việt Nam

3.1.1. Số lượng các KCN, KCX đã được hình thành

Trong 8 tháng đầu năm 2002, tình hình phát triển các KCN, KCX đã đạt được những kết quả nhất định.

Trong 8 tháng đầu năm nay, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập thêm 4 KCN tại các thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rỵa - Vũng Tàu với tổng diện tích 1432 ha và quyết định ngừng triển khai KCN Bắc Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long (có diện tích 73 ha), chuyển chức năng của địa điểm KCN này sang phục vụ du lịch, thương mại, đơ thị. Tính đến hết tháng 8 năm 2002, cả nước đã có 72 KCN trong đó có 68 KCN tập trung, 3 KCX và 1 Khu công nghệ cao được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên lên đến 13.200 ha (tăng 12% so với tháng 12 năm 2001). Như vậy, sau một thời gian chững lại (từ cuối năm 1999), trong 8 tháng đầu năm 2002, nhu cầu thành lập thêm các KCN và mở rộng các KCN hiện có đang trong chiều hướng phát triển. Hiện nay, ngồi các KCN đã được Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập, một số địa phương đã trình các cơ quan

chức năng hồ sơ xin thành lập các KCN mới như Bắc Phú Cát (Hà Tây), Quế Võ (Bắc Ninh), Tâm Thắng (Đăklắc), Chơn Thành (Bình Phước)... [18]

Ngồi ra trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý chủ trương cho phép một số UBND cấp tỉnh được tạm giao đất cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng để thực hiện đền bù giải pháp mặt bằng một số KCN như 68 ha đất tại huyện Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh) để mở rộng KCN Tân Bình, 35 ha đất tại huyện Nhơn Thạch (tỉnh Đồng Nai) để mở rộng KCN Nhơn Trạch III , 488 ha tại huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), để xây dựng KCN An Phước.

Trong 8 tháng đầu năm, các KCN cho thuê thêm gần 700 ha, nâng tỷ lệ đất cho thuê lên đến 45% so với diện tích đất nơng nghiệp.

Một số địa phương hiện nay đang kiến nghị Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung quy hoạch KCN ưu tiên phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2005, 2010 như các KCN Hàm Kiệm, Hàm Tân (Bình Thuận), Trần Quốc Toản (Đồng Tháp)... ngồi ra cịn việc xem xét để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đối với một số KCN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang tổng hợp xây dựng danh mục quy hoạch KCN cả nước đến năm 2005, 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ý định.

Tính đến tháng 6/2002, tổng số KCN, KCX trong quy hoạch đến năm 2010 hoặc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương phát triển đến năm 2010 là 106 khu, trong đó 71 khu đã được thành lập, bao gồm 67 KCN, 3 KCX và 1 KCNC, với tổng diện tích 12.660 ha (khơng kể 14.000 ha của Khu Dung Quất), trong đó đất cơng nghiệp có thể cho thuê khoảng 8.737 ha, các KCN phần lớn tập trung tại các vùng kinh tế động lực và được thành lập chủ yếu từ năm 1996 - 1998, phân bố theo các vùng như sau[4]:

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

[18] Thông tin Khu công nghiệp Việt nam tháng 9 năm 2002

[4] Báo cáo số 3361, ngày 29/5/2002 BKH/KCN

STT Vùng Số KCN, KCX theo quy hoạch Số KCN, KCX đã thành lập Số lượng Diện tích (ha) 1 Vùng núi Bắc Bộ 3 2 119 2 Tây Nguyên 3 0

3 Đồng bằng sông Cửu Long 7 6 667

4 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 17 10 1300 5 Vùng kinh tế trọng điểm phía Trung 11 7 890 6 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 42 37 8864

7 Các vùng khác 23 9 820

Tổng cộng 106 71 12.660

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

•Dự kiến về việc thành lập mới khu công nghiệp năm 2003.

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, vụ Quản lý KCN, KCX đã kiến nghị Thủ tướng chính phủ thành lập thêm một số KCN tại Hải Dương, Thái Bình , Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bình Phước, Đắc Lắc, Bắc Giang... đồng thời mở thêm một số KCN có đủ điều kiện (tỷ lệ lấp đầy diện tích đã được phê duyệt cao và còn đất theo quy hoạch để mở rộng KCN)[1].

[1] Báo cáo kế hoạch 2003, ngày 5/9/2002, Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT

Trong 8 tháng đầu năm 2002, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN ước đạt 800 tỷ đồng (bằng khoảng 50% kế hoạch cả năm). Trong đó nhiều địa phương có tỷ lệ vốn thực hiện rất thấp, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạt khoảng trên 20% so với kế hoạch.

Vốn đầu tư thực hiện của các KCN chủ yếu tập trung vào các KCN do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đầu tư. Vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI ít do một số KCN do doanh nghiệp FDI có một số đã xây dựng hồn thiện cơ sở hạ tầng như Nomura, Tân Thuận, Long Bình...hoặc đã hồn thiện cơ sơ sở hạ tầng giai đoạn I và hiện nay đang tập trung thu hút đầu tư lấp đầy giai đoạn này như khu Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), AMATA (Đồng Nai), Linh Trung (TP Hồ Chí Minh), Việt Nam - Singapore (Bình Dương). Hiện nay chỉ có 4 KCN cịn đang triển khai xây dựng là các khu Đình Vũ (Hải Phịng), giai đoạn II của các khu Thăng Long, Việt Nam - Singapore, Linh Trung ước đạt khoảng 7 triệu USD.

Vốn hỗ trợ ngân sách: hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chính thức cho phép 4 điạ phương thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có 3 địa phương đã tiến hành đầu tư từ vốn ngân sách là Phú Thọ (khu Thuỵ Vân), Thanh Hoá (Lễ Mơn), Đà Nẵng (Hồ Khánh) với tổng vốn thực hiện trong kỳ 135 tỷ đồng (bằng 65% kế hoạch cả năm). Tỉnh Hà Tĩnh tuy đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương nhưng đến nay chưa đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Phú Yên đã thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoà Hiệp từ vốn ngân sách tuy chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, vốn thực hiện trong kỳ đạt 25 tỷ (bằng 80% kế hoạch). Như vậy tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho hạ tầng các KCN trong 8 tháng đầu năm 2002 là 160 tỷ[1].

Với những lợi thế về cơ sở hạ tầng được đầu tư chuẩn bị từ trước, ưu đãi cao và được quản lý thuận lợi, các KCN đã thu hút được sự quan tâm

[1] Báo cáo kế hoạch 2003 - Vụ quản lý KCN, KCX, Bộ KH - ĐT

của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong KCN có điều kiện triển khai xây dựng nhà xưởng nhanh hơn và đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh sớm hơn so với các doanh nghiệp ở ngoài KCN. Các KCN đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và cả nước, Năm 2001, các doanh nghiệp FDI trong KCN đã đạt doanh thu khoảng 1.562 triệu USD (bằng 39% so với toàn bộ khu vực FDI), thu hút được trên 16 vạn lao động trực tiếp.

Về đầu tư xây dựng hạ tầng, (tính đến thời điểm đầu tháng 6/2002) trong 71 KCN đã được thành lập, có 15 khu do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài xây dựng, 1 khu do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xây dựng, và 55 khu xây dựng bằng 100% vốn trong nước (trong đó có 3 khu do các đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư là KCN Hồ Khánh (thành phố Đà Nẵng), Lễ Mơn (tỉnh Thanh Hoá), Thuỵ Vân (tỉnh Phú Thọ); 5 khu do doanh nghiệp cổ phần làm chủ đầu tư.

Tính đến tháng 5 năm 2002, có 66 KCN đã triển khai xây dựmg với tổng vốn đầu tư thực hiện trên 420 triệu USD và trên 4.500 tỷ đồng[4].

STT Tình hình phát triển hạ tầng các KCN Số khu 1 Đã hồn thiện tồn bộ các cơng trình 12

2 Đang triển khai xây dựng 53 3 Chưa triển khai xây dựng 6*

Tổng cộng 71

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

*Ghi chú: KCN, KCX Phong Phú (TP Hồ Hhí Minh) và KCN, KCX Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) mới được thành lập năm 2002.

Trong số các KCN đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều KCN đã thu hút vốn đầu tư tốt, lấp đầy như KCN Biên Hoà II, KCX Linh Trung I, KCN Amata...; một số KCN đã hoặc đang có kế hoạch triển khai mở rộng giai đoạn II. Bên cạnh đó, một số khu tuy có đầy đủ cơ sở hạ tầng hiện đại nhưng việc thu hút đầu tư cịn khó khăn như KCN Nomura - Hải Phịng, KCN Nội Bài (Hà Nội), KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN Long Bình (Đồng Nai).

Đối với các KCN đang triển khai xây dựng, hầu hết các KCN này đều xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, một số khu tuy hạ tầng cịn đang xây dựng, chưa hồn chỉnh nhưng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư như KCN Phú Tài (Bình Định), KCN Hồ Hiệp (Phú Yên), KCN Tân Tạo (Tp. Hồ Chí Minh), KCN Sài Đồng B (Hà Nội),... Ngoài ra, nhiều KCN, do tình hình thu hút đầu tư khó khăn, chủ đầu tư đầu tư nhỏ giọt, triển khai xây dựng các cơng trình rất chậm vì lo ngại khó thu hồi vốn.

Nhìn chung, các KCN gặp khó khăn trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Một số khu chậm triển khai hoặc khơng triển khai cịn do ngun nhân chủ đầu tư khơng có năng lực tài chính, do đánh giá tình hình thu hút đầu tư khơng thuận lợi.

Nhằm tăng tính hấp dẫn của các KCN, trong thời gian qua, một số địa phương đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng (hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp, xây dựng đường giao thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất...), hỗ trợ doanh nghiệp thuộc diện di dời khỏi khu vực nội đô (ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đào tạo lao động...). Một số địa phương như Đà Nẵng, Thanh Hố, Phú Thọ, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, đã thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN để thuận lợi cho việc hỗ trợ của Nhà nước.

Qua phát triển KCN, trong hơn 10 năm qua cho thấy chủ trương xây dựng và phát triển các KCN của Nhà nước ta là đúng đắn. Nhìn chung các KCN được thành lập tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt, nhiều KCN triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư tốt; các KCN góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ở các địa phương có KCN nói riêng và cả nước nói chung.

1.2.3. Tỷ lệ lấp đầy

Đến đầu năm 2002, các KCN đã cho thuê được 3.400 ha, bằng 42% tổng diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th. Có một số KCN đã gần như cơ bản lấp kín như KCN Biên Hồ II, KCX Linh Trung giai đoạn I... Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số khu tuy đã quyết định thành lập từ 2-3 năm (cá biệt có khu đã đến tới hơn 5 năm) nhưng đến nay chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN chưa triển khai dự án và cũng chưa có dự án nào thuê đất như KCX Hải Phòng 96 (Hải Phịng), KCN Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc)[7].

Tính đến tháng 5 năm 2002, các KCN đã thu hút được 1007 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 8.663 tỷ USD (không kể dự án nhà máy lọc dầu số 1 có vốn đầu tư 1.300 triệu USD) và và 862 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 39 nghìn tỷ đồng, diện tích đất cho th đạt gần 3.900 ha, chiếm trên 44% diện tích đất cơng nghiệp.

Có 62 KCN đã thu hút được các dự án đầu tư thứ cấp. Trong số 9 khu cịn lại, có 3 khu tuy chưa cho thuê được đất nhưng chủ đầu tư đang triển khai thực hiện dự án (đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng), 2 khu mới được thành lập, đang tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai, 4 khu còn lại tuy được thành lập đã lâu nhưng hoàn toàn chưa triển khai:

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

Ngu yễn Thị Hoàng Hà - Trung 1 K37D K37D

Tỷ lệ lấp đầy của các KCN tính đến đầu năm 2000[4]

STT Tỷ lệ lấp đầy

(tính bao gồm cả phần mở rộng)

Số khu

1 Đã lấp kín 100% 4

2 Đã cho thuê từ 80% trở lên 3

3 Đã cho thuê từ 50% đến 80% 19 4 Đã cho thuê từ 20% đến 50% 20

5 Đã cho thuê dưới 20% 16

6 Chưa cho thuê 9

Tổng cộng 71

(Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hiện nay, việc phát triển hạ tầng của các KCN thực hiện theo hình thức Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng (doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế hoặc doanh nghiệp FDI) thuê đất để đầu tư xây dựng hạ tầng; sau đó, doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất đã phát triển hạ tầng. Tại một số KCN chi phí đầu tư, bao gồm cả chi phí đền bù giải toả và chi phí xây dựng hạ tầng để có được đất đã phát triển hạ tầng khá cao, trong khi các điều kiện để thu hút đầu tư kém hấp dẫn và vì vậy đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện dự án. Điều đó dẫn đến một vòng luẩn quẩn là doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN chưa quyết tâm bỏ vốn đầu tư phát triển hạ tầng vì chưa xác định nhà đầu tư thuê lại đất, trong khi nhà đầu tư tuy có nhu cầu thuê đất, nhưng lại chưa thấy có cơ sở hạ tầng nên không thuê.

Trong số các doanh nghiệp KCN (kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi) đã được cấp phép, có gần 900 doanh nghiệp đã sản xuất - kinh doanh, trên 500 doanh nghiệp đang xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng. Trong năm 2001, riêng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các KCN đoạt doanh thu gần 4,5 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, bằng 60% giá trị xuất khẩu của toàn bộ khu vực FDI. Các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách gần 150 triệu USD[7].

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN trong 8 tháng đầu năm 2002 gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu (nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử, may mặc), tuy nhiên với việc có thêm một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất (như Canon Việt Nam, một số doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai...), nên nhìn chung tổng doanh thu kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN vẫn tăng.

Doanh thu tháng 8 của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 420 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng gần 300 triệu USD. Như vậy, tổng doanh thu của 8 tháng đầu năm 2002 đạt khoảng 3.200 triệu USD (tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước), xuất khẩu đạt khoảng 2.100 triệu USD (tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước).

Thu hút đầu tư mới: Dự kiến từ nay đến cuối năm 2002 các KCN sẽ

thu hút thêm khoảng 50 dự án đầu tư mới, nâng tổng số dự án lên khoảng 200, với tổng vốn đăng ký khoảng 600 - 620 triệu USD. Ngoài ra, vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đang hoạt động có thể tăng lên đến 320 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư vào các KCN tăng thêm so với cuối năm 2001 là 920 - 940 triệu USD (bằng gần 80% so với năm trước). Nguyên nhân: do năm 2001, có một số dự án có vốn đầu tư lớn đầu tư vào các KCN

như dự án của tập đoàn Formosa đầu tư vào KCN Nhơn Thạch I với tổng vốn đầu tư 245 triệu USD, dự án của tập đoàn Canon đầu tư vào KCN Thăng Long với vốn đầu tư 76,7 triệu USD; nhưng 8 tháng đầu năm nay chưa có và khả năng từ nay đến cuối năm cũng khơng có các dự án lớn.

Sản xuất kinh doanh năm 2002 của các doanh nghiệp KCN ước đạt doanh thu khoảng 4.500 - 4.600 triệu USD (tăng 2% so với năm 2001),

Một phần của tài liệu PHân tích 63 đặc khu kinh tế việt nam (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w