c. Phương pháp sấy
4.3. Vai trò của một số chất hóa học trong việc tạo ra màu – mùi – vị đặc trưng của cà phê
trưng của cà phê
Carbonhydrate: Hàm lượng hydratcarbon trong cà phê khô khoảng 60 %. Phần lớn là các polysaccharide hịa tan hoặc khơng hịa tan trong nước và một phần nhỏ là các đường saccharose, glucose, v.v. Trong q trình rang các carbonhydrate biến đổi nhiều, chúng có thể phân hủy thành các hợp chất khác nhau hoặc biến mất hầu như hồn tồn như các chất đường đã nói trên. Các đường khử tham gia một số phản ứng tạo màu và mùi cho cà phê rang. Các polysaccharide khơng hịa tan trong
nước, chúng tạo nên những thành tế bào của hạt cà phê và sau khi pha trở thành bã cà phê.
Các chất béo: Trong cà phê nhân tổng hàm lượng chất béo chiếm khoảng 13%. Trong quá trình rang các hợp chất béo mất đi 1 – 2%. Các chất béo chủ yếu tạo thành dầu cà phê là trigliceride và diterpene, là dạng este của acid bão hòa, nhất là panmitic, behenic, arachidic. Các diterpene này rất nhạy với acid, nhiệt và ánh sáng. Hàm lượng diterpene giảm đi trong quá trình bảo quản cũng như q trình rang có thể là do tạo thành các terpnene bay hơi, naphtalene và quinoline.
Các acid: Đại diện quan trọng nhất của nhóm acid là các loại acid chlorogenic. Đây là những loại acid đặc trưng đối với cà phê. Trong quá trình rang chúng bị phân hủy 30 – 70%, sau khi rang có sự hình thành một số acid dễ bay hơi. Tất cả các acid này đều góp phần tạo vị chua của cà phê.
Các loại protein: Hầu như khơng có mặt trong cà phê rang, do rang ở nhệt độ cao nên một phần bị phân hủy, phần còn lại kết hợp với carbonhydrate và các acid chlorogenic tạo thành những chất màu nâu. Bằng phương pháp thủy phân, người ta thấy trong thành phần protein của cà phê có những acid amin sau: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, v.v. Các acid amin này ít thấy ở trạng thái tự do, chúng thường ở dạng liên kết.
Khi gia nhiệt, các mạch polypeptide bị phân cắt, các acid amin được giải phóng ra tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho cà phê rang. Trong số các acid amin kể trên đáng chú ý nhất là những acid amin có chứa lưu huỳnh như cystein, methionine và proline, chúng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của cà phê sau khi rang.
Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm tốc độ oxi hóa các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản. Trong quá trình chế biến chỉ có một phần protein bị phân giải thành acid amin, cịn phần lớn bị biến thành hợp chất khơng tan.
Các loại alkaloid: Trong quá trình rang, hàm lượng caffein hầu như không thay đổi. Trigoneline giảm khoảng 75%, tạo thành các sản phẩm gồm acid nicotinic (niacin), nicitinamide và các chất thơm bay hơi như pyrine và pyrol. Trong đó đáng chú ý nhất là niacin, trong cơ thể con người có tác dụng như một loại vitamin.
Các chất thơm: Trong thành phần của các hợp chất thơm có khoảng 50 % aldehyde, 20 % ketone, 8 % ester, 7 % heterocylic, 2 % dimethylsulfide, một lượng ít hơn là các sulfide hữu cơ khác, cịn có một lượng nhỏ nitrile, alcohol hoặc các hydrocarbon đã bão hòa và chưa bão hịa có trọng lượng phân tử thấp như isoprene.
Các chất khống: Khơng có sự phụ thuộc nhất định nào giữa hàm lượng các chất khoáng đến chất lượng nước hãm, tuy nhiên người ta cho rằng hàm lượng Zn và Rb trong cà phê nhân làm tăng các tính chất cảm quan của cà phê.
Giáo trình Cơng nghệ chế biến cây nhiệt đới | 2016