THIẾT BỊ PHỤ TÙNG HÀ NỘ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng hà nội (Trang 56 - 60)

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có và định hướng được mục tiêu phát triển cho riêng mình. Đó là những điều mà doanh nghiệp hướng tới và cố gắng thực hiện. Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cũng vậy, khi cổ phần hố chuyển sang Cơng ty cổ phần, với thế và lực mới, trên cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ của những năm trước, Công ty đã xây dựng phương án đầu tư phát triển doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo nhằm tạo vị thế phát triển ổn định, bền vững trên thị trường với sự khai thác triệt để các nguồn lực, tài sản sẵn có. Cụ thể như sau:

- Huy động vốn của xã hội, các cổ đông, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tạo điều kiện để người lao động, những người có cổ phần trong Cơng ty và những nhà đầu tư được làm chủ thực sự của Công ty, thay đổi phương thức làm việc và quản lý, tạo thêm động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có hiệu quả, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như lợi tức cho các cổ đông của Công ty và tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Nhà đầu tư và người lao động.

- Phát triển Công ty cổ phần, tận dụng và khai thác mọi tiềm năng của Công ty về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng đầu tư mới, không ngừng nâng cao hiệu quả, lấy hiệu quả kinh tế kinh doanh dịch vụ làm nhiệm vụ trọng tâm, tiến tới mở rộng ngành nghề kinh doanh thương mại và sản xuất để thu hút lao động, tạo thế vững chắc, lâu dài.

- Phát triển nội lực và coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm tăng cường sức mạnh của Cơng ty.

Nhằm cụ thể hoá và thực hiện các mục tiêu tổng quát trên, Công ty đã xác định một số chỉ tiêu và mục tiêu kế hoạch trong năm 2005 như sau:

BẢNG 15 : CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY NĂM 2005

(Đơn vị: đồng)

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2005

1. Doanh thu 500.000.000.000

2. Giá vốn hàng bán 480.000.000.000

3. Quỹ lương 3.360.000.000

4. Lợi nhuận 4.000.000.000

- Thực hiện kinh doanh mặt hàng truyền thống thiết bị phụ tùng, các phương tiện vận tải, bốc dỡ, máy khai khoáng xây dựng, khai mỏ, xe vận tải hạng nặng. - Nhập khẩu, quản lý hàng cho một số khách hàng thường xun, uy tín: vịng bi,

thiết bị điện, cán thép, Plăngxích, dầu điều chế...

- Kinh doanh nông sản, đặc biệt là cao su, chủ động nguồn hàng liên doanh liên kết, tăng cường kim ngạch xuất khẩu.

- Mở rộng đại lý bán hàng phương tiện vận tải.

- Phát huy nền tài chính lành mạnh của của cơng ty, luôn đảm bảo cân đối và phát triển tài chính doanh nghiệp. Thực hiện đa dạng hố nguồn vốn, tạo sự uyển chuyển tối đa các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Để cụ thể hoá hơn nữa, nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu cụ thể trên, trong công tác tổ chức quản lý, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình, Cơng ty cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể từng bước như sau:

- Tổ chức huy động đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động phù hợp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động của Công ty.

- Cố gắng phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên 3,3 (vòng) trong năm tới. Tổ chức sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả kết hợp với quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thu, chi; đảm bảo khả năng thanh tốn, góp phần khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ sự vận động và luân chuyển của vốn lưu động. Phát hiện và xác định kịp thời những tồn tại và vướng mắc làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội

Để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ của công ty là phải tiến hành kiện tồn cơng tác quản lý tài chính trong đó có cơng tác quản lý vốn lưu động. Từ thực trạng công tác quản lý vốn lưu động của công ty cùng với định hướng hoạt động của công ty, nhận thấy cần phải tiến hành khắc phục một số hạn chế trong cơng tác quản lý vốn lưu động, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động của Cơng ty.

3.2.1 Hồn thiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động

Để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động, điều quan trọng đối với mỗi Công ty là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu. Đó là lượng vốn tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hiệu quả, vừa giúp cho công tác sử dụng vốn lưu động được chủ động, hợp lý và tiết kiệm.

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng khơng có bất cứ một khn mẫu xác định nào có thể áp dụng cho mọi Doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động. Vì vậy, Cơng ty phải tự xác định cho chính mình một phương pháp dựa trên những đặc điểm và tình hình cụ thể của mình. Có như vậy mới có thể phát huy được tác dụng của công tác dự báo và thực sự sẽ mang lại hiệu quả.

Thực tế sử dụng vốn lưu động của Cơng ty cho thấy Cơng ty chưa có sự chủ động trong việc tổ chức và sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả vốn lưu động. Qua nghiên cứu một số tài liệu về quản lý tài chính của Cơng ty, nhận thấy Cơng ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch. Sử dụng tốt phương pháp này trong việc dự đoán nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp cho người quản lý có cơ sở để định hướng đúng các nguồn tài trợ và có các biện pháp nhằm tổ chức huy động vốn tốt hơn, từ đó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.

Cụ thể áp dụng phương pháp này để xác định Nhu cầu vốn lưu động của Công ty năm 2005:

Ta có bảng Cân đối kế tốn ngày 31/12/2004 như sau:

(đơn vị:

Đồng)

CHỈ TIÊU SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ SỐ DƯ BÌNHQUÂN QUÂN

TÀI SẢN 78.512.384.488 161.625.934.992 120.069.159.740A. TSLĐ và ĐTNH 70.693.465.429 154.497.896.889 112.595.681.159 A. TSLĐ và ĐTNH 70.693.465.429 154.497.896.889 112.595.681.159

I. Tiền 1.470.274.786 3.726.499.478 2.598.387.132

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn - - -

III. Các khoản phải thu 48.782.742.917 63.476.974.534 51.129.858.726

B. TSCĐ và ĐTDH 7.818.919.059 7.128.038.103 7.473.478.581NGUỒN VỐN 78.512.384.488 161.625.934.992 120.069.159.740 NGUỒN VỐN 78.512.384.488 161.625.934.992 120.069.159.740 A. Nợ phải trả 68.814.927.731 148.731.290.484 108.773.109.108

I. Nợ ngắn hạn 66.521.217.570 144.393.840.932 105457.529.251

1. Vay ngắn hạn 50.728.577.804 78.634.506.810 64.681.542.307

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng hà nội (Trang 56 - 60)