1.1 .Tổng quan về DVYT và hoạt động DVYT
1.1.2 .Tổng quan về hoạt động DVYT
1.1.2.2 .Y tế tư nhân
Bên cạnh y tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, y tế tư nhân cũng chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống DVYT ở Việt Nam hiện nay.
Y tế tư nhân bao gồm tất cả các nhà các nhà cung cấp DVYT nằm ngoài hệ thống y tế Nhà nước, bất kể hoạt động vì mục đích kinh tế hay xã hội, điều trị bệnh hay phòng bệnh.
Trong Pháp lệnh về Hành nghề y, dược tư nhân năm 2003 quy định, các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân bao gồm: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa; phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa; nhà hộ sinh; cơ sở DVYT; cơ sở dịch vụ chuyển người bệnh ra nước ngoài.
Trước thời kỳ Đổi mới, y tế tư nhân đã tồn tại dưới hình thức hành nghề y học cổ truyền, bà đỡ, thầy lang,... nhưng cịn nhỏ lẻ, phân tán, và khơng được khuyến khích. Nhưng sau khi bước vào thời kỳ Đổi mới, đến năm 1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân (ban hành ngày 13/10/1993) đã chính thức cơng nhận khu vực y tế tư nhân. Và kể từ đó, y tế tư nhân đã có những bước phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ. Nếu như năm 1994 chỉ có 924 cơ sở y tế tư nhân có giấy phép đăng ký trên cả nước thì đến năm 2014, theo số liệu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện cả nước có 170 bệnh viện tư với 8627 giường bệnh, chiếm 11% tổng số các bệnh viện trên cả nước, hơn 30.000 phòng khám tư nhân, 21.600 quầy thuốc tư nhân và đại lý dược,... Tỷ lệ giường bệnh viện tư chiếm 4,2% tổng số giường bệnh, đạt khoảng 1 giường bệnh/1 vạn dân. [9, tr.4, 5] Hầu hết, các bệnh viện này đều có đội ngũ bác sĩ chun mơn tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Một số bệnh viện còn phát triển được kỹ thuật y tế hiện đại, tạo điều kiện cho bệnh nhân chữa trị trong nước, giảm bớt tốn kém so với chữa bệnh ở nước ngoài.
Nhờ y tế tư nhân, khả năng tiếp cận DVYT của người dân được cải thiện. Y tế tư nhân có thể thực hiện được các sơ cứu ban đầu và điều trị được các bệnh thông thường, làm giảm gánh nặng cho y tế cơng, đồng thời cũng giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng tài chính. Nhiều bệnh nhân ở những vùng khó khăn, đi lại khơng thuận tiện, khơng cần phải đến các cơ sở y tế công lập ở xa, do đó có thể giảm đi chi phí đi lại khơng cần thiết. Y tế tư nhân cũng tác động lên y tế công cộng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy y tế công lập phải cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao y đức, nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ cao trong chuẩn đoán và điều trị.
1.2. Tổng quan về XHH các nguồn tài chính trong hoạt động dịch vụ y tế 1.2.1. Sự cần thiết phải xã hội hóa các nguồn tài chính cho hoạt động dịch vụ y tế
1.2.1.1. Quan niệm về xã hội hóa các nguồn tài chính
* Theo nguồn gốc ngơn ngữ
Trong tiếng Anh, ‘xã hội hóa’ là socialization (với danh từ) và socialized (với động từ), có nghĩa là đặt dưới sự kiểm sốt của Chính phủ hay sở hữu tập thể.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên giữa những năm 1980), “xã hội hóa” là làm cho trở thành của chung của xã hội, với ví dụ “xã hội hóa tư liệu sản xuất” tức là quốc hữu hóa tư liệu sản xuất. [31, tr.1]
Cụm từ “xã hội hóa” trong cuốn Một số thuật ngữ hành chính (Nhà xuất bản Thế giới, 2000) lại được định nghĩa theo cách khác: “XHH là q trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khái thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.” [24]
* Dưới góc độ xã hội học
XHH là q trình mà trong đó con người có thể tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội. Trong quá trình XHH, cá nhân thu thập kinh nghiệm xã hội và học các chuẩn mực, khuôn mẫu một cách tự nhiên, mà không chống đối lại được. [31, tr.2]
* Dưới góc độ kinh tế học
XHH là một quá trình diễn ra dưới chế độ tư bản chũ nghĩa với quy mô sản xuất lớn, chiếm chỗ các quy mơ sản xuất nhỏ và hộ sản xuất gia đình, làm cho hoạt động sản xuất tăng tính xã hội trong khi trích lợi nhuận xã hội và trao đổi các mặt hàng sản xuất là hành động riêng của một nhóm nhỏ các nhà tư bản hay chủ sở hữu cá nhân. [35]
* Khái niệm XHH theo quan niệm của Việt Nam
Tuy XHH đã trở thành một chủ trương lớn trong thực hiện đổi mới các lĩnh vực ở Việt Nam, được nhắc đến trong rất nhiều văn kiện, nghị quyết, nhưng khái niệm “xã hội hóa” chưa được định nghĩa chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ việc thực hiện XHH nhằm hai mục tiêu lớn: thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất
trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao.
Có thể thấy, quan niệm về XHH ở Việt Nam, được làm rõ qua các văn bản pháp quy, được dùng với nghĩa khác so với quốc tế. Nội hàm của XHH là huy động sự tham gia của tồn xã hội (social of participation), chứ khơng phải là tư nhân hóa (privatization).
Như vậy, nội dung chính của chủ trương XHH là huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực của toàn xã hội, trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa các hình thức hoạt động và các nguồn đầu tư, nâng cao tính trách nhiệm của các thành phần kinh tế, nhằm tạo điều kiện để toàn xã hội được hưởng thụ thành quả ở mức độ ngày càng cao. [5]
* Khái niệm tài chính y tế
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO (năm 2000), tài chính y tế đề cập đến chức năng của một hệ thống y tế quan tâm đến khía cạnh huy động, tích lũy và phân bổ nguồn tài chính để chi trả cho nhu cầu CSSK của con người nói riêng, và hệ thống y tế nói chung... Mục đích của tài chính y tế là làm nguồn tài chính trở nên sẵn có, cũng như xây dựng một cơ chế khuyến khích tài chính đúng đắn cho nhà cung cấp, đảm bảo rằng tất cả các cá nhân đều được tiếp cận các DVYT công cộng và CSSK cá nhân hiệu quả. [33]
* Khái niệm về XHH các nguồn tài chính trong hoạt động DVYT
Nội dung của XHH các nguồn tài chính trong hoạt động DVYT là huy động nguồn lực tài chính của mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề, cá nhân và tổ chức xã hội theo khả năng, đầu tư vào công tác CSSK nhân dân, nhằm đạt kết quả cao nhất, công bằng và hiệu quả.