1.1 .Tổng quan về DVYT và hoạt động DVYT
1.1.2 .Tổng quan về hoạt động DVYT
1.2.1.2. Sự cần thiết XHH các nguồn tài chính trong hoạt động DVYT
Trước năm 1989, hệ thống y tế ở Việt Nam hồn tồn do Nhà nước bao cấp, người dân có thể tiếp cận dịch dụ CSSK miễn phí. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách hạn chế, DVYT khi đó khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân cả về chất lượng lẫn số lượng. Để khắc phục tình trạng này, chính sách XHH y tế đã được ban hành. Việc XHH các nguồn tài chính trong hoạt động DVYT là hết sức cần thiết bởi các lý do sau:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính của Nhà nước cịn hạn chế
Tài chính y tế Việt Nam dựa chủ yếu vào các chi trả trực tiếp của hộ gia đình chiếm tới 48,8% tổng chi y tế, trong khi chi từ các nguồn tài chính cơng chiếm 27% (gồm NSNN chiếm 26,8%, chi ODA chiếm 1,5%, và BHYT, chiếm 15,8%) [5]
Biểu đồ 1.1. Bảng cơ cấu các nguồn tài chính y tế 2012
Chi NSNN cho y tế trong giai đoạn 2011-1015 tăng qua các năm với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ tăng chi NSNN, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết 18 của Quốc hội. Chỉ có năm 2011 có mức tăng trưởng âm sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tăng dự toán NSNN cho y tế so với tỷ lệ tăng dự tốn NSNN, năm 2011-2015
<Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế>
Nhu cầu xã hội ngày càng cao, dịch bệnh ngày càng nhiều, nên dù tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, chi NSNN cho y tế ngày càng tăng, nhưng vẫn không đủ đáp ứng mọi nhu cầu của hoạt động DVYT. Chi phí y tế bình qn trên đầu người ở nước ta năm 2012 là 102 USD, tăng 1,7 so với năm 2008 (60 USD), nhưng vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung trên Thế giới. [5]
Biểu đồ 1.3. Chi phí y tế bình qn trên người ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2012
<Nguồn: World Bank, 2012>
Nhìn trên biểu đồ, có thể thấy, chi tiêu NSNN cho y tế ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, nhưng vẫn còn quá thấp. Cụ thể kém Thái Lan 2,1 lần, kém Malaysia 4,0 lần, và đặc biệt kém Singapore (không được nhắc đến trong biểu đồ) đến 23 lần (2.324 USD)
Bên cạnh đó, có sự phát triển khơng đồng đều giữa nơng thơn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, có sự phân hóa rõ rệt giữa người giàu và người nghèo, nên mức độ chi tiêu và tự chi trả cho y tế ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Vì vậy, cần có biện pháp khuyến khích huy động nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế khác trong xã hội, san sẻ bớt gánh nặng về tài chính cho y tế Nhà nước. Từ đó, Nhà nước có thể ưu tiên phân bổ ngân sách cho vùng khó khăn, y tế cơ sở và y tế dự phịng. Những người có thu nhập cao trả tiền để sử dụng dịch vụ, trong khi nguồn NSNN còn hạn chế để dành cho cung cấp DVYT cho người nghèo.
Thứ hai, có sự yếu kém trong hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của
khu vực cơng trong cung ứng DVYT
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động cung ứng dịch vụ của khu vực công thường kém hiệu quả hơn so với khu vục tư nhân, trong đó y tế là một trong hai dịch vụ yếu kém nhất. Trong khi khu vực tư nhân hiệu quả làm việc tốt hơn, nhanh hơn, trọn gói, gọn gàng, và đội ngũ nhân viên tận tình, thì khu vực tư nhân hiệu quả làm việc còn thấp, thái độ làm việc của nhân viên còn kém, thiếu trách nhiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị cịn nghèo nàn lạc hậu. Lý do chính là do sự độc quyền tự nhiên của các bệnh viện công. Ngân sách của các bệnh viện công hầu hết do Nhà nước cấp, điều đó tạo nên tâm lý ỷ lại, khơng có động lực cạnh tranh, tăng nguồn thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Bên cạnh đó, cịn có những ngun nhân mang tính khách quan như Nhà nước can thiệp quá sâu vào bộ máy hành chính, biên chế, bổ nhiệm lãnh đạo, tạo áp lực về biên chế cho các bệnh viện công; hay Nhà nước giao cho đơn vị thực hiện nhiều mục tiêu chính sách xã hội nhưng khơng xét đến đơn vị có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó hay khơng. Đó là những ngun nhân khách quan và chủ quan khiến bệnh viện công hoạt động khơng có hiệu quả, chính vì vậy, giao cho
bệnh viện cơng thực hiện tự chủ tài chính và cho phép khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ khám chữa bệnh là hai giải pháp quan trọng để giải quyết bài tốn khó trên.
Thứ ba, nhiều đối tượng có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia XHH
nguồn tài chính trong hoạt động DVYT
Xét về đối tượng sử dụng dịch vụ, thu nhập mỗi người dân là khác nhau, và nhu cầu, mức độ tiêu dùng vào DVYT của mỗi người cũng là khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập bình qn của người dân cũng tăng lên: 2.109 USD/1 người/1 năm vào năm 2015, so với 1.160 USD/1 người/1 năm vào năm 2010. Có thể thấy hiện nay càng ngày càng có nhiều người có khả năng tự chi trả cho việc sử dụng DVYT của mình, vì vậy nên huy động sự đóng góp vào cơng cuộc CSSK căn cứ vào mức độ sử dụng DVYT của mỗi người.
Xét về đối tượng cung ứng dịch vụ, DVYT là một lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn để đầu tư và cung ứng dịch vụ, vì vậy, từ xưa đến nay, hầu hết các DVYT đều do Nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên, hiện nay, tư nhân có nguồn vốn tích lũy ngày càng cao, nên họ đủ khả năng để tham gia vào thị trường DVYT.
Từ đó, sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh giữa khu vực y tế Nhà nước và y tế tư nhân, đồng thời, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụng dịch vụ tốt nhất, phù hợp với u cầu và mục đích của mình.
1.2.2. Các nguồn tài chính có thể sử dụng trong q trình XHH hoạt động DVYT