.Kinh nghiệm của một số quốc gia

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 42 - 44)

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Mỹ

Ngoài hệ thống y tế tư nhân phát triển, Mỹ vẫn còn sở hữu các bệnh viện công thuộc nhà thờ, thuộc trường học, các Quỹ,... Các bệnh viện cơng này đều tự chủ về tài chính, và hồn tồn dựa vào khoản thanh toán từ các quỹ BHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT. Công dân tự quyết định mức mua BHYT của mình dựa trên nhu cầu chi cho CSSK trong tổng chi tiêu của gia đình. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn hộ trợ các bệnh viện thơng qua chương trình BHYT cho người cao tuổi hoặc người tật nguyền (medicare) chỉ chi trả trong trường hợp bị bệnh hoặc bị thương, không chi trả cho những lần khám bệnh định kỳ, và BHYT cho người có thu nhập thấp và gia đình thuộc một số nhóm luật định (medicaid). Phần lớn ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện tập trung chi tài trợ cho công tác nghiên cứu y học và đào tạo bác sỹ. [13] Điều này giúp nước Mỹ không chỉ là quốc gia có dịch vụ CSSK tốt hàng đầu mà cịn trở thành quốc gia đứng đầu trên thế giới về các tiến bộ y học. Thu nhập của bác sỹ ở Mỹ cũng cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của Mỹ (53.143 USD), đặc biệt thu nhập bác sĩ phẫu thuật có thể cao gấp 4-5 lần.

Tuy nhiên, kể cả với hệ thống CSSK tốt nhất thế giới vẫn khơng thể tránh được những bất cập:

- Chi phí dịch vụ khám chữa bệnh cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển công nghệ y học. Nhiều dịch vụ thừa thãi, khơng cần thiết, gây nên tình trạng lãng phí, đẩy giá viện phí lên cao hơn so với mức hợp lý, làm tăng chi phí khám bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng đẩy trách nhiệm chi trả chi phí cho nhau: người bệnh và bác sỹ đẩy chi phí cho hãng bảo hiểm, hãng bảo hiểm lại đẩy

phần bảo hiểm chi trả cho người trả tiền (người sử dụng lao động và người được bảo hiểm) thơng qua phí bảo hiểm cao hơn.

- Các nhà cung cấp DVYT đặt thêm nhiều xét nghiệm và tư vấn thừa để tự bảo vệ mình trước những cáo buộc về sơ xuất y tế.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện cơng từ sau năm 1980, với mục tiêu giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước và mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế. Đa số các bệnh viện hoạt động dưới hình thức hợp tác công - tư. Tuy thực hiện tự chủ tài chính nhưng Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm sốt cơ cấu tổ chức, nhân lực và quản lý các bệnh viện công. Tuy nhiên, NSNN chi cho các cơ sở y tế có xu hướng giảm, đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ và áp dụng cơ chế đồng thanh tốn có những người có BHYT và bảo hiểm lao động. Thu nhập của bệnh viện chủ yếu dựa vào nguồn bệnh viện tự thu được như vốn vay, viện phí, vốn góp từ nhân viên, và thu nhập từ bán thuốc. Chỉ có một vài bệnh viện tư nhân lớn, điều đó dẫn đến sự thiếu cạnh tranh giữa bệnh viện công và bệnh viện tư. Các bệnh viện được phép tăng giá với các dịch vụ chất lượng cao, được phép giữ lại phần lợi nhuận thu được để nâng cấp cơ sở vật chất. Cơ chế tài chính y tế ở Trung Quốc đã dẫn đến những ảnh hưởng bất cập:

- Bệnh viện theo đuổi lợi nhuận và mở rộng quy mô cơ sở trang thiết bị một cách ồ ạt. Có chênh lệch về sự phát triển giữa các bệnh viện. Các bệnh viện tuyến trên thì phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, các bệnh viện tuyến địa phương thì hoạt động kém hiệu quả, có tới 2/3 số giường bệnh khơng được sử dụng, và phần lãng phí nguồn lực chiếm tới 38% tổng chi phí.

- Tốc độ tăng quá nhanh của chi phí y tế, kéo theo nguồn tài chính cho BHXH và gánh nặng nợ tài chính cũng tăng theo.

- Khung giá và bảo hiểm không bảo vệ cho quyền lợi về CSSK của người nghèo và người thuộc diện chính sách. Chi tiêu y tế của nhóm người nghèo chiếm đến trên 800% thu nhập của họ, trong khi con số ngày với nhóm người có thu nhập cao chỉ là 5%. Thế nhưng, mức độ ốm đau của người nghèo, hoặc những người ở địa phương khó khăn lại cao, gây nên vịng luẩn quẩn giữa bệnh tật và đói nghèo.

- Tỷ lệ tham gia BHYT giảm, và hầu hết tập trung vào nhóm dân cư có thu nhập cao. Người nghèo đã ốm yếu, phải trả mức phí q lớn, lại khơng được BHYT hỗ trợ, nên càng gặp khó khăn. Thực tế này gây ra tình trạng mất cơng bằng trong CSSK: gánh nặng viện phí chuyển từ nhóm có thu nhập cao sang nhóm có thu nhập thấp, từ người khỏe mạnh sang người ốm yếu, từ độ tuổi lao động sang người già và trẻ em.

- Gây xung đột và mất niềm tin giữa bệnh nhân và bệnh viên vì chi phí khám chữa bệnh ngày một tăng lên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)