Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 74 - 78)

2.1.1.1 .Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Một là, nhận thức về XHH giữa các cấp quản lý và người dân còn hạn

chế và chưa thống nhất.

Nhiều người vẫn cho rằng XHH nguồn tài chính là q trình tư nhân hóa. Q trình XHH nguồn tài chính mới chỉ ưu tiên thực hiện đầu vào, tức là thu hút sự đóng góp tài chính của cá nhân và tổ chức ngoài Nhà nước, nhưng chưa đảm bảo đầu ra, là đầu tư tài chính vào cung ứng dịch vụ cho hợp lý, cơng bằng. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Nhà nước cũng chưa được đề cao. Nhà nước bị lầm tưởng là đẩy hết trách nhiệm về tài chính và quản lý cho người dân, nhưng thật ra khi thực hiện XHH, thì vai trị Nhà nước càng phải được nâng cao, vì Nhà nước phải đảm bảo cho thực hiện cơng cuộc XHH đạt kết quả cao nhất, công bằng và hiệu quả.

Hai là, môi trường pháp lý chưa đồng bộ và hồn thiện.

XHH nguồn tài chính về y tế bao hàm nhiều nội dung khác nhau như bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính, hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa bệnh viện, phát triển BHYT, thu viện phí,... Các chính sách chịu sự điều chỉnh của nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến không thống nhất trong nhiều điểm, tạo sự chồng chéo, phức tạp trong việc thực hiện, chưa kể nhiều văn bản chưa phù hợp với đặc trưng của ngành y tế, gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Một số văn bản tuy còn hiệu lực nhưng lại bị văn bản khác phủ định, làm xảy ra xung đột pháp luật nên các cơ sở y tế gặp khơng ít khó khăn khi vận dụng. Nhiều văn bản quy phạm được ban hành kịp

thời để điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh nhưng thiếu tính dự báo, nên sau khi thực hiện một thời gian lại nảy ra những bất cập, nhưng không thể sửa đổi, bổ sung vì tính thứ bậc. Chưa kể nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam muốn thực hiện được cần có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, làm cho các văn bản khơng có được hiệu lực tức thì.

Bản thân các quy định của Nghị định 43 về tự chủ tài chính cũng như các Thơng tư hướng dẫn chưa phù hợp và có những tác động tiềm tàng tới cơng bằng y tế. Chính sách thu một phần viện phí và chi trả theo BHYT hiện q thấp, khơng cịn phù hợp, chưa bù đắp đủ chi phí khám chữa bệnh; cơ chế chuyển tuyến và phân tuyến kỹ thuật khơng cịn phù hợp; quy định về quản lý sử dụng nhân lực đã làm cho các đơn vị gặp khó khăn trong quá trình tự chủ.

Thiếu cơ chế và các quy định để kiểm soát liên doanh, liên kết trong đầu tư phát triển bệnh viện cơng, kiểm sốt, khắc phục hiện tượng lạm dụng dịch vụ và kỹ thuật y tế trong các cơ sở y tế.

Bản thân quá trình XHH cũng chưa có một lộ trình thống nhất và rõ ràng. Chỉ có phương thức BHYT có lộ trình tiến tới bao phủ BHYT tồn dân, cịn các phương thức khác như tự chủ tài chính, cổ phần hóa, viện phí, dịch vụ theo yêu cầu chưa có kế hoạch và mục tiêu cụ thể.

Ba là, cách tính viện phí hiện nay chưa hợp lý

NSNN cấp trực tiếp cho các bệnh viện chỉ bù đắp được một phần chi phí vận hành, trả lương cho nhân viên, và chi phí khấu hao trang thiết bị. Cịn mức thu một phần từ viện phí chỉ là một phần trong tổng chi phí điều trị, trong đó chủ yếu bao gồm chi phí về thuốc, vật tư và các dịch vụ xét nghiệm. Hai khoản thu đó chưa bù đắp đủ chi phí để đảm bảo hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá thanh tốn BHYT hiện nay mới chỉ tính 3 trên 7 yếu tố cấu thành chi phí, [19, 20] trong khi nếu bệnh viện muốn hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính hoặc cơ chế doanh nghiệp thì mức viện phí phải được

tính đúng, tính đủ, để đảm bảo tồn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu một phần viện phí là ngang nhau giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, vì vậy, dẫn đến hậu quả là tình trạng “bao cấp ngược” - người có thu nhập cao sử dụng dịch vụ nhiều hơn nên được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát cịn bng lỏng, yếu kém

Công tác thanh tra giám sát không được thực hiện thường xuyên, cùng với đó là thiếu những chế tài xử phạt với những hành vi vi phạm, hoặc chế tài còn chưa chặt chẽ và nghiêm khắc, khiến cho vi phạm xảy ra thường xuyên, tạo ra những hình ảnh xấu trong ngành y, ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành y. Chưa phân định rõ công tác thanh tra, kiểm tra nên có sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước.

Năm là, năng lực cán bộ quản lý còn yếu kém, chưa phù hợp với chức

năng và nhiệm vụ được giao.

Nhiều nơi, cán bộ quản lý thiếu nhận thức về tự chủ, về cổ phần hóa, thiếu kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế y tế, tài chính y tế, quản trị bệnh viện, trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém, dẫn đến việc triển khai thực hiện ở phần lớn các đơn vị cịn nhiều lúng túng Tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện tự chủ cũng chưa cao, dẫn đến nguy cơ thất thốt, lãng phí và thiếu hiệu quả trong sử dụng nguồn lực của bệnh viện.

Sáu là, y tế là một ngành dịch vụ đặc biệt, mang tính xã hội cao, muốn

đầu tư cần phải có số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia.

Kết luận chương 2

Những thành tựu mà ngành y tế đã khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với XHH nói chung và XHH nguồn tài chính trong hoạt động DVYT nói riêng là hồn tồn đúng đắn. Các chính sách này đã nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, từng bước thực hiện tiến bộ và đảm bảo công bằng xã hội, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế mà cơng tác XHH nguồn tài chính trong lĩnh vực y tế. Cần phải xem xét, nghiên cứu đánh giá để tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục thích hợp cho những tồn tại trên.

Chương 3: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÃ HỘI HĨA CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y

TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển các hoạt động DVYT và XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT cơng lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển các hoạt động DVYT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Định hướng

Phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơng lập, theo nhu cầu bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị của thành phố Hà Nội, theo định hướng 5 tổ hợp y tế, phối kết hợp hài hòa giữa Trung ương và Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)