Những thành quả và hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 69 - 74)

2.1.1.1 .Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội

2.3.1. Những thành quả và hạn chế

2.3.1.1. Thành quả

Thứ nhất, hệ thống pháp luật liên quan đến XHH các nguồn tài chính cho

hoạt động DVYT cơng lập ngày càng được hoàn thiện.

Nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Chính phủ, Thơng tư hướng dẫn của các Bộ được ban hành, đang tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch trong q trình XHH các nguồn tài chính trong lĩnh vực y tế. Các văn bản pháp luật này lại một lần nữa khẳng định đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về thực hiện XHH y tế,

Thứ hai, thu nhập của các đơn vị sự nghiệp y tế tăng lên đáng kể, cải

thiện phần nào đời sống của người lao động và phát huy nguồn lực một cách tối đa.

Các bệnh viện sau khi tự chủ tài chính đều có tốc độ tăng thu cao hơn so với trước khi tự chủ. Thu nhập của bệnh viện tăng từ 1,8-3 lần [29], trong đó phần tăng lên chủ yếu là thu từ dịch vụ kỹ thuật.

Thu nhập của cán bộ bệnh viện tăng từ 0,5-2,3 lần [29], đã phần nào giải quyết được những khó khăn vật chất của cán bộ y tế trong bối cảnh mức lương từ ngân sách còn thấp, tạo động lực yên tâm cơng tác, gắn bó với nghề, và phấn đấu cống hiến hết mình cho xã hội.

Tính chủ động trong việc tạo và sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện được đề cao. Các đơn vị có thể tự tiết kiệm chi tiêu bằng cách cắt giảm các khoản chi tiêu bất hợp lý, khoán chi về điện, nước, cơng tác phí... đến tận các khoa phịng. Nhiều máy móc thiết bị, giường bệnh được sử dụng hết cơng suất. Bộ máy tổ chức của đơn vị được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân sự và chất lượng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.

Thứ ba, hình thức liên doanh - liên kết đã hiện đại hóa trang thiết bị kỹ

thuật của bệnh viện.

Đầu tư thiết bị kỹ thuật cao là xu hướng tất yếu để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hầu hết tại các bệnh viện các máy móc thiết bị có giá trị trên 10 triệu đồng được đầu tư nhiều hơn đáng kể. Hình thức liên doanh - liên kết đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về đổi mới trang thiết bị kỹ thuật y tế, đặc biệt là các trang thiết bị kỹ thuật cao, hỗ trợ đắc lực và kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, trong hồn cảnh kinh phí Nhà nước cấp chưa đủ để mua sắm các trang thiết bị này

Thứ tư, giải pháp cổ phần hóa đã mang những dấu hiệu tích cực.

Tính minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được nâng cao. Bên cạnh đó, mơi trường làm việc thay đổi, tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn của các y bác sĩ cũng được nâng lên, giảm bớt đi hẳn vấn nạn suy thoái y đức bác sĩ. Do khơng cịn tính bao cấp như trước đây, thu nhập của người lao động giờ đây gắn với thu nhập của

bệnh viện, nên nếu bệnh viện hoạt động hiệu quả, thu nhập của người lao động chắc chắn sẽ được nâng cao.

2.3.1.2. Hạn chế

Thứ nhất, hiện tượng lạm dụng dịch vụ và kỹ thuật y tế trong các cơ sở y

tế còn phổ biến.

Các cơ sở y tế, cả công lẫn tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất , trang thiết bị, mở rộng “dịch vụ theo yêu cầu” để tăng thu, dẫn đến nguy cơ chạy theo lợi nhuận và “thương mại hóa hệ thống y tế”, làm mất đi tính xã hội của DVYT.

Hầu hết các bệnh viện công đều đua nhau mở các khoa dịch vụ, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu, tăng nhập viện nội trú. Gánh nặng tài chính lại đổ lên đầu người bệnh. Y tế là một dịch vụ mà người dân khơng có sự lựa chọn, dù muốn hay khơng thì khi bị bệnh vẫn phải đi khám, cũng không thể mặc cả về giá dịch vụ, thầy thuốc chỉ định theo dịch vụ nào thì phải thực hiện dịch vụ đấy. Sự lạm dụng dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu nhằm vào những dịch vụ xét nghiệm, máy móc kỹ thuật cao có mức phí lớn, lạm dụng thuốc hay bác sĩ kê đơn hưởng hoa hồng, vừa kê đơn vừa bán thuốc, tăng số ngày điều trị nội trú không cần thiết (từ 9,4 ngày lên 10,1 ngày đối với các bệnh viện tuyến trung ương, 6,8 ngày lên 7,4 ngày đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, và 5,8 ngày lên 6 ngày đối với các bệnh viện tuyến huyện). [29] Điều này khiến nhiều người nghèo khơng có khả năng chi trả tiền dịch vụ, thậm chí “khơng dám ốm”.

Giá dịch vụ cao đơi khi có thể làm hài lịng người bệnh vì họ cho rằng dịch vụ đắt đi liền với chất lượng dịch vụ tốt nhân. Nhưng thực ra, đây là tình trạng lãng phí nguồn lực, và thậm chí đơi khi, việc lạm dụng đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó sẽ sinh ra hiện tượng bất cơng bằng trong CSSK. Phân biệt đối xử với nhóm bệnh nhân khơng nộp phí

trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, gây hạn chế cho sự tiếp cận DVYT của người dân, đặc biệt là người nghèo, người khơng có thẻ BHYT, và nhóm xã hội yếu thế.

Nhiều bệnh viện lớn tận dụng nguồn thu bằng cách tăng thu hút bệnh nhân, kể cả các bệnh nhân nhẹ có thể điều trị ở tuyến dưới, kéo dài thời gian điều trị,... đã làm tăng tình trạng quá tải, làm hạn chế nguồn lực điều trị các bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, ở các bệnh viện tuyến trên, cịn các bệnh viện tuyến dưới thì sống trong cảnh thu dung không đủ bệnh nhân, gây lãng phí nguồn lực.

Cơng tác chỉ đạo, hỗ trợ tuyến thiếu quan tâm dẫn đến phá vỡ hệ thống phân tuyến kĩ thuật, chia cắt hệ thống y tế thành các đơn vị độc lập thiếu điều phối, gây quá tải tuyến trên, suy yếu hệ thống cơ sở, dần thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước.

Thứ hai, các cơ sở y tế huy động nguồn tài chính XHH chủ yếu là các

nguồn đầu tư tư nhân, mang tính lợi nhuận, chứ chưa huy động được nhiều nguồn tài chính của xã hội mang tính phi lợi nhuận như viện trợ nước ngoài. Với lãi suất ngân hàng cịn lớn 7%, [5] viện phí vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, các cơ sở y tế vẫn loay hoay trong bài tốn khó tìm kiếm giải pháp để trả tiền vay vốn ngân hàng đúng hạn trong khi không được đẩy giá dịch vụ lên quá cao, phải đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Chưa kể, thủ tục vay vốn lâu, thiếu hiệu quả, tăng áp lực cho các đơn vị vay vốn. Cũng vì vậy, chưa nhiều bệnh viện đủ “dũng cảm” để thực hiện vay vốn tín dụng.

Mơ hình hợp tác công - tư PPP chưa đủ sự minh bạch trong lợi ích và trách nhiệm của từng bên tham gia.

Thứ ba, có sự phân hóa, chênh lệch giữa bệnh viện tuyến trung ương và

Bên cạnh những bệnh viện lớn, đầu ngành, Hà Nội cịn có các cơ sở y tế tuyến địa phương, như bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế quận, trạm y tế xã, phường. Trong khi các bệnh viện trung ương và bệnh viện thành phố có nguồn thu tăng mạnh thì các bệnh viện huyện xu hướng tăng khơng rõ rệt. Nguồn thu từ NSNN vẫn cịn cao, chiếm khoảng 50%, thu từ BHYT tăng lên, nhưng nguồn thu từ viện phí lại có xu hướng giảm, thu từ dịch vụ theo yêu cầu còn hạn chế.Khả năng tự chủ tài chính của những cơ sở này cịn hạn chế cịn do chưa được phân bổ ngân sách và nhiệm vụ XHH một cách hợp lý. Điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Đó là tạo sự cách biệt giữa bệnh viện tuyến trung ương, thành phố và bệnh viện tuyến huyện, xã, có sự chuyển dịch cán bộ giỏi từ tuyến dưới lên tuyến trên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở các cơ sở y tế tuyến dưới này cũng chưa được trang bị đầy đủ, hiện đại, nhiều máy móc chưa được sử dụng hết cơng suất, đội ngũ bác sĩ chuyên môn chưa cao, tạo nên tâm lý thích khám bệnh ở các bệnh viện lớn của người dân, góp phần tăng sức ép quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Thứ tư, mơ hình cổ phần hóa bệnh viện cơng cịn nhiều hạn chế.

Nếu các bệnh viện cổ phần hóa chất lượng và hiệu quả dịch vụ yếu kém sẽ kéo theo thu nhập của người lao động đi xuống. Chưa kể, nếu bệnh viện hoạt động thua lỗ, dẫn đến phá sản, thì một bộ phận cán bộ y tế sẽ mất việc làm. [18] Từ cổ phần hóa đến tư nhân hóa rất dễ dàng, nếu Nhà nước khơng có quy định rõ ràng, cơng tác quản lý chỉ đạo khơng chặt chẽ và hợp lý, có thể sẽ biến bệnh viện cổ phần hóa thành tư nhân hóa, hồn tồn chạy theo mục tiêu lợi nhuận.

Thứ năm, vai trò quản lý của Nhà nước chưa phát huy được hiệu quả

Mơ hình tổ chức ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập liên tục thay đổi trong những năm gần đây nên dẫn đến nhiều hệ lụy kéo theo việc phân bổ tài chính, quản lý tài chính y tế cũng thay đổi theo, liên tục từ đơn vị y tế sang

chính quyền và ngược lại. Vai trị của Nhà nước trong quản lý giá DVYT chủ yếu chỉ dừng ở mức các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá DVYT do các cơ sở y tế đề xuất. Quản lý Nhà nước chưa hiệu quả còn thể hiện ở việc thiếu sự kiểm sốt chi phí và cung ứng DVYT, định hướng và khuyến khích các loại hình DVYT nào nên phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)