2.1.1.1 .Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội
2.1.2. Khái quát mạng lưới hoạt động DVYT công lập trên địa bàn thành phố Hà
2.1.2.1. Khái quát về mạng lưới DVYT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nội
* Về số lượng cơ sở y tế công lập
Hà Nội là một trong hai thành phố có mạng lưới y tế quy mô lớn nhất cả nước, tập trung nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, là nơi có mật độ các cơ sở y tế công lập dày đặc nhất cả nước.
Hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội có 43 bệnh viện cơng lập đa khoa và chun khoa, 26 bệnh viện ngồi cơng lập, 52 phịng khám đa khoa. [8] Có đến 3 bệnh viện hạng đặc biệt trong tổng số 5 bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức). Ngồi ra, cịn có các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành như Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tai Mũi Họng,... Đã có 572 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 99,5%, trong khi năm 2008 chỉ đạt 76%.
Các bệnh viện trung ương lớn, nhất là các bệnh viện chuyên khoa có kỹ thuật cao chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành. Trong đó quận Đống Đa có tới 12 bệnh viện (trên tổng số 41 bệnh viện cơng), quận Hai Bà Trung có 8 bệnh viện, quận quận Hồn Kiếm có 7 bệnh viện,... Trong khi đó, nhiều khu vực đơ thị mới đã hình thành chưa có các bệnh viện và cơ sở y tế công lập phát triển tương xứng.
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội, năm 2008-2014
<Nguồn: Tổng cục Thống kê>
Có thể thấy số lượng cơ sở y tế công lập ở mức ổn định, chỉ tăng nhẹ ở số lượng trạm y tế, xã phường
* Quy mô giường bệnh
Hệ thống bệnh viện cơng có 10.793 giường bệnh (tính đến năm 2014), trạm y tế xã phường có 2.899 giường bệnh. Tổng số giường bệnh trong hệ thống công lập đạt tỷ lệ 18,6 giường bệnh/1 vạn dân, đạt chỉ tiêu đề ra. [8]
Hầu hết các bệnh viện có quy mơ giường vừa và lớn (300-1.000 giường bệnh), có một số bệnh viện có quy mơ rất lớn như Bệnh viện TW Quân đội 108 (2.000 giường bệnh), Bệnh viện Bạch Mai (3.000 giường bệnh)
Biểu đồ 2.2. Số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Hà Nội, năm 2011-2014
<Nguồn: Tổng cục Thống kê> * Quy mơ lao động:
Có sự gia tăng đáng kể về quy mô lao động tại các cơ sở y tế công lập. Đạt tỷ lệ 11,9 bác sĩ/1 vạn dân, cao hơn nhiều so với bình qn tồn quốc [8]
Nhiều bệnh viện có quy mơ lao động lớn như Bệnh viện Bạch Mai (3.000 lao động), Bệnh viện Việt Đức (2.000 lao động)
Bảng 2.3. Số lượng cán bộ y tế trực thuộc sở Y tế Hà Nội, năm 2014
TT Cơ sở y tế Số cơ sở Cán bộ y tế Bác sĩ Y sĩ
1. Bệnh viện công 43 7.442 1.672 472 2. Khối Quản lý Nhà nước 5 253 82 16 3. Trung tâm y tế quận,huyện, thị xã 29 2.407 483 546
4. Trạm y tế xã, phường, thị trấn 584 3.530 486 1567
Tổng 14.196 2.911 2.632
Hầu hết đội ngũ bác sỹ đều được đi học chun tu, trình độ chun mơn cao: Bảng 2.4. Trình độ chun mơn của bác sĩ trong các cơ sở y tế công lập
trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2014 (đơn vị tính: người)
Chỉ số Bệnh viện thành phố Bệnh viện huyện Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã Trạm y tế xã, phường, thị trấn Quản lý Nhà nước Tổng Số BS 1.340 332 483 486 82 2911 GS, PGS, TS, BSCK II, Th.s 420 10 40 0 35 540 BSCK I 393 110 165 52 24 794 Bác sĩ 530 213 278 434 24 1.582 <Nguồn: Sở Y tế Hà Nội>
Mỗi năm, các cơ sở y tế công lập điều trị cho trên 6,5 triệu lượt người bệnh trên địa bàn Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của mạng lưới DVYT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đến XHH các nguồn tài chính
a. Thuận lợi
- Với mạng lưới cơ sở y tế dày đặc, người bệnh có nhiều lựa chọn hơn về
- Tập trung nhiều bệnh viện chuyên khoa và đa khoa lớn của cả nước, nên Hà Nội thu hút nhiều nguồn viện trợ của nước ngồi và các tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực y tế.
b. Khó khăn
- Việc tập trung mật độ cao các bệnh viện trong nội thành với số lượng
lớn bệnh nhân từ các địa phương đổ về gây nên áp lực về chất lượng dịch vụ CSSK đáp ứng nhu cầu của người dân
- Sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các cơ sở tuyến trên và tuyến dưới gây
khó khăn trong việc triển khai XHH đến từng vùng cụ thể.
- Các bệnh viện chủ yếu được xây dựng từ trước những năm 90 của thế kỉ trước nên nhiều nơi đã xuống cấp trầm trọng, cần được xây mới lại hoàn toàn. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế quy hoạch chưa hợp lý, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong thời gian ngắn hạn, khơng có tầm nhìn phát triển dài hạn, nên khi được mở rộng, sửa chửa thì theo cách chắp vá, lộn xộn. Vậy nên khi thực hiện XHH, hầu hết các cơ sở y tế công lập đều phải xây mới lại cơ sở hạ tầng để đồng bộ, gây nên một phần chi phi tốn kém.
2.2. Thực trạng XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT công lập
Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nhiều chính sách được ban hành với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và nhân dân”, “đa dạng hóa các hình thức tổ chức CSSK, trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo” để tăng cường nguồn lực giải quyết các vấn đề về y tế. Năm 1989, Chính phủ đã cho phép các bệnh viện được thu viện phí theo mức sử dụng DVYT và số ngày điều trị với Chính sách thu một phần viện phí theo Quyết định 45/HĐBT. Cùng năm, Chính sách
về hành nghề y, được tư nhân được ban hành theo Quyết định 94/BYT/QĐ. Đến năm 1992, Nghị định 299/HĐBT về Chính sách về Bảo hiểm y tế (BHYT) được đưa ra.
Năm 1993, Nghị quyết 04/NQ-TW đã đưa ra nội dung của chủ trương "XHH y tế" và chỉ rõ: "Sự nghiệp CSSK là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân là trách nhiệm của các Cấp ủy Đảng và chính quyền các đồn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt", tuy nhiên cụm từ XHH chưa được sử dụng tại đây. Phải đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), định hướng XHH để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có y tế, mới được đề cập chính thức: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Từ đó, XHH đã trở thành một định hướng lớn, một giải pháp đặc biệt đổi mới các lĩnh vực trong xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa ở Việt Nam.
Nghị định 73/1999/NĐ-CP nêu rõ “XHH các hoạt động của giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao trong sự nghiệp phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã tiếp tục khẳng định: “Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh XHH để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngồi cơng lập;... Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao;... Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.”
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về XHH được ban hành như Nghị định 05/2005/NĐ-CP về đẩy mạnh XHH ở các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị quyết 93/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; Nghị quyết 18/2008/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật XHH để nâng cao chất lượng CSSK nhân dân,... Cụ thể hóa chủ trương XHH, nhiều chính sách về XHH được ban hành.
Thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp quản lý, trong đó có việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu, ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Nghị định này đã cho phép các đơn vị sự nghiệp chủ động về mặt tài chính và tổ chức nhân lực, nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Nghị định 10 đã bộc lộ một số bất cập, do các đơn vị mới chỉ được giao quyền tự chủ về mặt tài chính, chưa được giao quyền tự chủ về mặt biên chế, lao động và tổ chức bộ máy. Để khắc phục hạn chế của Nghị định 10, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP, trong đó mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 71/2006/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế. Các đơn vị được quyền tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, nâng bậc lương đối với viên chức tương đương ngạch bác sỹ chính trở xuống; được quyền quyết định thành lập hoặc giải thể, tổ chức lại các khoa, phòng và tổ chức trực thuộc khác trên cơ sở quy hoạch hoặc phương án đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các đơn vị được tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động… Có thể nói Nghị định 43 đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp có thu có thể phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ. Kể từ đó, nhiều văn bản pháp lý khác về tự chủ tài chính được ban hành như: Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ “về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập”, Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,...
Năm 2006 đánh dấu việc Nghị định 131/2006/NĐ-CP và một loạt các văn bản pháp lý về sử dụng nguồn vốn ODA ra đời và đi vào cuộc sống. Hướng dẫn thực hiện Nghị định 131 đối với ngành y tế, Bộ Y tế ra Quyết định số 11/2008/QĐ-BYT ban hành Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của ngành y tế.
Ngồi những phương án XHH nguồn tài chính hoạt động DVYT cũ, những năm gần đây, Bộ Y tế đã khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện những phương án mới. Nghị quyết 93/2014/NĐ-CP về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế đã khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện hợp tác, đầu tư vay vốn tín dụng, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư xây dụng đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám chữa bệnh.
Riêng với thành phố Hà Nội, UBND đã ban hành nhiều cơng văn quyết định khuyến khích thực hiện XHH với lĩnh vực y tế như Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND về “việc thông qua quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND về “Ban hành quy định về chính sách khuyến khích
XHH trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, mơi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội”;...