.Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 44 - 47)

1.3.2.1. Kinh nghiệm từ Thành phố Hồ Chí Minh

* Về thực hiện tự chủ tài chính

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ về tài chính, từ năm 2007, một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện tự chủ về tài chính. Đến năm 2015, trong 94 đơn vị sự nghiệp y tế của TP Hồ Chí Minh, đã có 6 đơn vị tự chủ hồn tồn (là Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hùng Vương), còn lại 76 đơn vị tự chủ tài chính một phần, và 12 đơn vị ngân sách thành phố đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Nhờ thực hiện tự chủ tài chính mà người bệnh có cơ hội lựa chọn dịch vụ, chất lượng khám chữa bệnh

được nâng cao. Nhiều bệnh viện có đủ kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, mua trang thiết bị hiện đại hơn.

Bên cạnh đó, thu nhập của bệnh viện cũng tăng lên, kéo theo lương của cán bộ viên chức cũng được cải thiện [29]

Bảng 1.4. Thu nhập của bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) theo năm, từ năm 2006-2009 Bệnh viện 2006 2007 2008 2009 Bệnh viện Chợ Rẫy 665.27 3 899.3 48 1.069.7 60 1.255.9 81 Bệnh viện Quận Thủ Đức 6.221 10.82 3 14.707 36.383

<Nguồn: Cục Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế>

Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại thực trạng là các cơ sở y tế ồ ạt chỉ định DVYT nhiều khi thừa thãi, lãng phí nguồn lực, tăng áp lực tài chính cho người dân.

* Về cổ phần hóa

Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) là bệnh viện đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa. Dự án này đã thu hút sự chú ý rất lớn của người dân, và mang lại cho xã hội một cái nhìn mới về DVYT, khi không chỉ dừng lại ở cơ chế cấp - phát. Ngày 8/11/2006, tại cơng văn 6525/VPCP-ĐP, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép TP Hồ Chí Minh thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở y tế do Thành phố quản lý, cụ thể là bệnh viện Bình Dân. Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến trái ngược nhau về thực hiện cổ phần hóa bệnh viện cơng, đến ngày 21/6/2007, Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh chính thức thơng báo ngừng đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân. [17]

Có thể thấy được những vướng mắc gặp phải khiến đề án cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân gặp thất bại như sau:

- Tuy Chính phủ đã có chủ trương cổ phần hóa nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn nào hướng dẫn về việc tổ chức, quản lý, và hoạt động mơ hình bệnh viện cổ phần hóa. DVYT từ trước đến nay luôn hướng đến mục tiêu xã hội, nay thực hiện cổ phần hóa sẽ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nên ắt sẽ gây hoang mang trong dư luận về bảo đảm quyền lợi của người bệnh và cơng bằng xã hội.

- Việc chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân. Trước khi đề án được triển khai, bệnh viện Bình Dân chỉ mới tự chủ một phần về tài chính, nên bệnh viện chưa có kinh nghiệm trong thực hiện tự thu đủ để bù đắp phần thiếu hụt khi cắt giảm nguồn thu ngân sách, kinh nghiệm trong quản lý và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, khi thực hiện cổ phần hóa, bệnh viện khơng tránh khỏi áp lực nguồn thu nhập.

- Việc cổ phần hóa chưa được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về quan điểm, mục tiêu và cách thức cổ phần hóa, dẫn đến tình trạng nhiều người lạm dụng đầu cơ, chưa thu hút được những nhà đầu tư chân chính.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ Đồng Nai

Trên cả nước mới chỉ có một bệnh viện duy nhất được xây dựng và vận hành theo mơ hình hợp tác cơng - tư là Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, được xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 3.370 tỷ đồng, trong đó có 40% phần vốn góp của Nhà nước, 60% cịn lại do tư nhân góp vốn. Đây là tổ hợp bệnh viện khu vực đầu tiên của cả nước được xây dựng với số vốn lớn và có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại của cả nước và trong khu vực. Bệnh viện có 2 tịa nhà 13 tầng và 18 tầng được xây dựng trên diện tích 70.000m2, có một sân đáp trực thăng trên nóc. Ngồi các khu khám bệnh, bệnh viện Đồng Nai cịn có một khu dịch vụ bệnh viện tiêu chuẩn 4 đến 5 sao để điều trị nội trú và khu lưu trú dành cho người nhà bệnh nhân. Hiện bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã ký kết hợp tác với các bệnh viện lớn trong khu vực như Thái Lan, Singapore

và Australia để cung cấp nguồn nhân lực và các dịch vụ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện đã triển khai nhiều gói dịch vụ mới với giá cả từ thấp đến cao, bảo đảm phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, vừa bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, cịn ký kết với Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, hỗ trợ thanh tốn viện phí cho người bệnh. Có thể thấy mơ hình hợp tác cơng - tư để xây dựng bệnh viện bước đầu đã có những thành cơng tốt đẹp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)