Triển khai thực hiện XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT công

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 61 - 69)

2.1.1.1 .Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội

2.2.2. Triển khai thực hiện XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT công

công lập

* Thực trạng về giá dịch vụ theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ

Có 3 yếu tố được tính đến thơng thường trong giá dịch vụ là chi phí vật tư trực tiếp (điện, nước), xử lý chất thải và duy tu, bảo dưỡng tài sản. Còn 4 yếu tố nữa chưa được cấu thành vào giá là tiền lương phụ cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định, khấu hao tài sản và chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đã có 30% tiền lương được tính vào giá dịch vụ đối với các bệnh viện tuyến quận ở Hà Nội, và 50% đối với bệnh viện tuyến Trung ương và thành phố.

* Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính

- Về việc khai thác nguồn thu tài chính:

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã có bệnh viện tự chủ hồn tồn về tài chính gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Bệnh viện Mắt Trung ương. Hầu hết các cơ sở y tế còn lại đã tự chủ được một phần về tài chính, với mức độ tự chủ khác nhau.

+ Nguồn NSNN cấp:

NSNN cấp cho bệnh viện để đảm bảo các khoản chi về lươngm phụ cấp, lương cho cán bộ y tế, chi về nghiệp vụ khám chữa bệnh và mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị.

Về số tuyệt đối NSNN đầu tư vào y tế năm sau đều tăng so với năm trước. Chi sự nghiệp y tế, dân số KHHGĐ năm 2015 ước tính đạt khoảng 3316 tỷ đồng,

111,2% so với dự toán của năm. Cơ cấu chi ngân sách thành phố Hà Nội cho sự nghiệp y tế so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương có xu hướng tăng

Nhưng tỷ trọng nguồn thu NSNN có xu hướng giảm dần, từ trên 80% như trước đây nay chỉ cịn 37% (năm 2011), trong đó có một số bệnh viện có tỷ trọng NSNN cấp rất thấp như Bệnh viện Việt Đức 2,2% [15]

Theo số liệu năm 2011, cơ cấu nguồn thu của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm thu từ NSNN 37%, thu từ hoạt động của cơ sở 51,2%, thu từ ủng hộ và viện trợ 2,7% và các khoản thu khác 9,1%. [8]

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn thu của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2011

<Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội>

+ Nguồn thu từ BHYT:

Dù số người tham gia BHYT tăng mỗi năm, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 12,8% nhưng đến nay số người tham gia BHYT mới chiếm 72,5% tổng dân số Hà Nội (bao gồm cả bảo hiểm thân nhân sỹ quan), chỉ tương đương với tỷ lệ trên cả nước ước tính 71%, quá thấp so với tiềm năng xã hội của Hà

Nội. Trong đó, nhóm tham gia BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình đạt rất thấp, hiện mới chỉ đạt 23,55%, tương đương 334.454 người tham gia.

Đã có 197 cơ sở y tế từ tuyến xã đến trung ương có ký hợp đồng khám chữa bệnh bằng BHYT.

+ Nguồn thu từ viện phí:

Nguồn thu từ viện phí trong những năm qua liên tục tăng, chiếm tỷ trọng rất lớn, quyết định nguồn thu thường xuyên do thu hoạt động dịch vụ tăng mạnh trong khi thu viện phí tiếp tục tăng.

Trong nguồn thu viện phí, các nhóm dịch vụ chiếm tỷ trọng cao là thuốc, vật tư y tế kỹ thuật cao, phẫu thuật, tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 33,7%, 19% và17%. Chi phí chẩn đốn hình ảnh tăng nhanh do bệnh nhân nặng nhiều, song vẫn có tình trạng lãng phí. Các máy móc thiết bị kỹ thuật cao được trang bị dưới 2 hình thức: bệnh viện mua mới hoặc liên doanh, liên kết với tư nhân. Tư nhân được đặt máy móc tại bệnh viện cơng hoặc được giao quyền quản lý một số dịch vụ lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, sau đó phân chia lợi nhuận với bệnh viện.

Biểu đồ 2.6. Số lần chụp MRI/lượt bệnh nhân qua các năm tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, năm 2005 - 2011

Bảng 2.7. Tỷ lệ sử dụng CT/lượt bệnh nhân tại một số bệnh viện tại Hà Nội, năm 2005 - 2008 CT 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng 2008 so với 2005 BV Bạch Mai 0,024 0,031 0,042 0,045 1,8 BV K TW 0,057 0,082 0,105 0,148 2,8 BV Mắt TW 0,006 0,007 0,007 0,006 1,0

<Nguồn: Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế>

Nhóm thu thuốc và vật tư y tế kỹ thuật cao có tỷ trọng cao là nguyên nhân chủ yếu làm chi phí điều trị nội trú tăng. Chi phí điều trị nội trú và ngoại trú tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đều cao hơn so với trên tồn quốc.

Bảng 2.8. Chi phí điều trị nội trú và ngoại trú trung bình của Hà Nội và cả nước năm 2009

<Đơn vị tính: đồng> Điều trị ngoại trú Điều trị nội trú Tỷ lệ bệnh nhân(%) Chi phí trung bình Tỷ lệ bệnh nhân(%) Chi phí trung bình Hà Nội 12,3 225.966 6,2 2.814.105 Cả nước 18,7 130.796 93,8 2.082.601

+ Thu từ viện trợ

Nhiều dự án ODA đầu tư tập trung vào các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành. Như Bệnh viện Việt Đức ký kết Hiệp định vốn vay ODA để triển khai dự án Tăng cường năng lực khám chữa bệnh vào đào tạo với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) với trị giá 7,3 triệu USD, thời hạn 15 năm. Nhờ dự án vốn vay ODA đó, Bệnh viện Việt Đức đã mua được các máy móc thiết bị điều trị hiện đại như máy CT 128 lớp cắt, cộng hưởng từ 1,5 tetla, máy chụp mạch đa bình diện,... giúp hiện đại hóa bệnh viện, góp phần hỗ trợ tình trạng bệnh nhân sớm được phẫu thuật. Hay Hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) cho Dự án Cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương với giá trị 19 triệu USD, lãi suất 0.15%/năm, thời hạn trả nợ 35 năm (bao gồm 10 năm ân hạn). Đây là Hiệp định cụ thể triển khai từ Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Hàn Quốc về các khoản vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế giai đoạn 2012-2015 được ký kết trị giá 1,2 tỷ USD.

+ Các nguồn thu khác:

Đã có nhiều bệnh viện ký kết dự án vay vốn với các ngân hàng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị. Bệnh viện Việt - Đức đã khánh thành và đưa vào hoạt động tịa nhà kỹ thuật cao có tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng (trong đó vốn vay là 240 tỷ đồng), giúp bệnh viện có thêm khu chẩn đốn hình ảnh, khu xét nghiệm đồng bộ, 22 phòng mổ và 400 giường bệnh điều trị nội trú.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã xây dựng được cơ sở mới ở xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) và vừa khánh thanh thêm toàn nhà điều trị nội trú 9 tầng với các khoa chun mơn, hiện nay bệnh viện cịn sử dụng hệ thống nước thải bệnh viện hiện đại nhất. Nguồn vốn đầu tư là 497,796 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN cấp là 25% (tương đương 125 tỷ đồng), vốn vay từ ngân

hàng Phát triển Việt Nam là 63% (tương đương 294,7 tỷ đồng), và từ các nguồn vốn khác là 12%. Dự kiến số tiền bệnh viện phải trả cả vốn và lãi vay hàng năm là 40 tỷ đồng. Hiện đến 30/6/2015 đã giải ngân được 292,17 tỷ đồng vốn vay ngân hàng. Bệnh viện Da liễu Hà Nội nâng cấp Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở 1 của bệnh viện với tổng đầu tư khoảng 38,5 tỷ đồng, sử dụng 85% vốn vay tính dụng ngân hàng và mua sắm trang thiết bị đồng bộ hết khoảng 11,5 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn vay tính dụng ngân hàng Cụ thể hóa Chương trình gói tín dụng ưu đãi dành cho các dự án XHH y tế Bệnh viện Ung bướu Hà Nội xây dựng dự án toàn nhà khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao với mức tổng đầu tư 145,5 tỷ đồng, trong đó vay vốn tín dụng khoảng 130 tỷ đồng, chiếm 89,9%, bệnh viện sẽ tự hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định.

- Về việc sử dụng nguồn tài chính:

Cơ cấu chi của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gồm chi hoạt động 82,5%, chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định 9,2%, và các khoản chi khác 8,3%.

* Thực trạng về thực hiện cổ phần hóa bệnh viện

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ có một đơn vị y tế duy nhất được cổ phần hóa, là Bệnh viện GTVT Trung ương, thực hiện theo Quyết định 1864/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT. Trước khi được cổ phần hóa, đây là Bệnh viện đa khoa hạng I, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Cục y tế GTVT - Bộ GTVT. Bệnh viện đã lựa chọn hình thức cổ phần hóa là “kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp là 168 tỷ đồng, với 168.800.000 cổ phần, với mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. [2, tr.37]

Bảng 2.9. Cơ cấu vốn điều lệ Bệnh viện GTVT - CTCP TT Danh mục Tỷ lệ (%) Số cổ phần (CP) Giá trị cổ phần (đồng) 1 Cổ phần Nhà nước nắm giữ 30 5.040.000 50.400.000.000 2 Cổ phần bán ưu đãi cho

người lao động 10,52 1.768.000 17.680.000.000 Trong đó

- Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo năm làm việc trong khu vực Nhà nước;

3,46 582.300 5.823.000.000

- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động theo cam kết làm việc lâu dài

7,06 1.185.700 11.857.000.000

3 Cổ phần bán cho các nhà

đầu tư chiến lược 30 5.040.000 50.400.000.000 4 Cổ phần bán đấu giá công

khai 29,48 4.952.000 49.520.000.000

Cộng 100 16.800.000 168.000.000.000

<Nguồn: Bệnh viện GTVT TW>

Ngày 7/10/2015, Bệnh viện đã ký kết bán 30% cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược cho Cơng ty Cổ phần Tập đồn T&T. Tiếp đến, bệnh viện đã

tiến hành chào bán cổ phần lần đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán, và thu về được 116,8 tỷ đồng. Đến ngày 01/01/2016, Bệnh viện GTVT đã chính thức cổ phần hóa, trở thành Cơng ty cổ phần Bệnh viện GTVT. Trong thời gian thực hiện dự án cổ phần hóa, Bệnh viện đã tiến hành thực hiện Dự án tịa nhà Nghiệp vụ kỹ thuật và Nội trú mới có tổng nguồn vốn là 15 triệu USD, trong đó 13,5 triệu USD từ Chính phủ cấp từ vốn vay ODA giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID), 1,5 triệu USD còn lại từ nguồn vốn đối ứng được bố trí từ dự tốn ngân sách hàng năm của Bộ GTVT. Tháng 5/2015, Toà nhà được khánh thành, với quy mô 7 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng gần 17.000 m2, với 200 giường bệnh. Tịa nhà được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại cũng được đầu tư từ nguồn vốn XHH. [1]

Với thành công bước đầu trong việc thực hiện cổ phần hóa Bệnh viện GTVT trung ương, Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai đề án thí điểm Cổ phần hóa Bệnh viện đa khoa Nam Thăng Long (trực thuộc Bộ GTVT). Đề án này đưa ra phương án cổ phần hóa mạnh mẽ hơn, là Nhà nước không nắm giữ chi phối (trên 50%) mà chỉ nắm giữ 30% số cổ phần, nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược

* Thực trạng thu hút nguồn vốn viện trợ nước ngoài

Kể từ khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình, nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi các dự án viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, ngành y tế Hà Nội vẫn không ngừng đề ra các giải pháp để khắc phục những yếu kém trong quản lý viện trợ, tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư nhằm thu hút thêm nguồn vốn viện trợ nước ngoài và tiếp thực hiện nhiều dự án ODA đang được triển khai. Cụ thể: Dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông

giai đoạn II (2011-2015) với tổng kinh phí vay ưu đãi của Ngân hàng đầu tư và phát triển Châu Á (ADB) và Ngân sách Nhà nước; Dự án Phát triển Bệnh viện tỉnh, vùng giai đoạn II bằng nguồn vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây; Chương trình nước sạch và vệ sinh nơng thơn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng tại Hà Nội sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn2013-2017; Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam VAHIP giai đoạn 2011-2014 với kinh phí vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và Ngân sách Nhà nước.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng XHH các nguồn tài chính cho hoạt động DVYT công lập

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nghiên cứu khoa nguyễn phương anh (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)