1.1 .Tổng quan về DVYT và hoạt động DVYT
1.1.2 .Tổng quan về hoạt động DVYT
1.2.2.4. Các nguồn khác
a. Bảo hiểm y tế tư nhân
Đây là một dạng BHYT tự nguyện, vì lợi nhuận, do tư nhân điều hành. Người sử dụng DVYT mua BHYT tư nhân theo mệnh giá quyết định, và mệnh giá này được quyết định dựa theo cơ sở mức độ rủi ro sức khỏe của mỗi cá nhân. Với mệnh giá này, họ sẽ được cung cấp gói dịch vụ như đã thỏa thuận với công ty BHYT tư nhân.
Mệnh giá của BHYT tư nhân mỗi năm gấp từ 5 đến vài chục lần so với BHYT xã hội (khoảng vài chục triệu đồng/năm). Nếu như BHYT xã hội chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về CSSK của người dân thì BHYT tư nhân đáp ứng được nhu cầu cao hơn của một bộ phận dân số. Người bệnh được phục vụ với dịch vụ tốt và cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ, nhân viên tận tình, chu đáo. Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu CSSK cũng phát triển theo, BHYT tư nhân sẽ ngày càng phổ biến hơn.
b. Nguồn viện trợ nước ngoài
Viện trợ nước ngoài bao gồm hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngồi (INGO).
Các hình thức cung cấp ODA bao gồm ODA khơng hồn lại (là hình thức cung cấp ODA khơng phải hồn trả lại cho nhà tài trợ); ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suấy, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố khơng hồn lại”
đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp là các khoản viện trợ khơng hồn lại và các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố khơng hồn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có hỗ trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chương trình và hỗ trợ ngân sách. [5]
Các khoản vay ODA thường có lãi suất thấp 1%, thời gian trả nợ lâu, trong đó có năm ân hạn. Trong khi trái phiếu Chính phủ có lãi suất thấp nhất là 5%, với thời gian trả nợ trung bình thường ngắn hơn 5 năm. Có thể thấy việc sử dụng vốn vay ODA cho đầu tư công là giải pháp hợp lý hơn so với trái phiếu Chính phủ. Việc trả nợ ODA do đó cũng góp phần giảm khối lượng đầu tư cần phải có vào các lĩnh vực xã hội quan trọng, trong đó có y tế, trong tương lai.
Nguồn tài chính từ nguồn viện trợ thường được cấp trực tiếp cho đơn vị cung ứng để thực hiện các chương trình ưu tiên, đặc biệt chú trọng đến CSSK cho người nghèo hoặc người thuộc diện ưu tiên. Tuy nhiên, nguồn viện trợ nước ngồi này thường khơng ổn định, và có tính chất ngắn hạn, phụ thuộc vào chính sách của các tổ chức tài trợ. Từ năm 2000 trở lại đây, viện trợ từ nước ngồi khơng ngừng tăng lên. Bộ Y tế hiện đang quản lý 31 chương trình, dự án ODA với tổng kinh phí 1,44 tỷ USD, trong đó nguồn vốn ODA là 1,34 tỷ USD, chiếm 93,3% tổng kinh phí và vốn đối ứng là 0,1 tỷ USD, chiếm 6,7% tổng kinh phí. Trong tổng vốn ODA, viện trợ khơng hồn lại là 9.062 tỷ đồng, chiếm 39,9% (với 18 dự án) và vốn ODA vay là 17.659 tỷ đồng, chiếm 66,1% (với 13 dự án vốn vay).