Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 67)

- Bánh mỳ công nghiệp: Đây cũng là sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh do ưu thế về giá bán, chất lượng sản phẩm cũng như sự tiện lợi khi sử dụng Ngoà

2.3.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán có ảnh hưởng rất lớn trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt, lành mạnh hay nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn lẫn nhau. Nhận thức được ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán trong công tác quản trị, bộ phận phân tích đã tiến hành phân tích các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong năm 2009. Thông qua việc xem xét sự biến động của nợ phải thu và nợ phải trả giữa đầu năm và cuối năm 2009 cả về số tuyệt đối và số tương đối, bộ phận phân tích đã đưa ra những nhận xét, đánh giá. Nội dung phân tích các khoản nợ phải thu và nợ phải trả được thực hiện ở bảng 2.4 và 2.5

Bảng 2.4: Phân tích các khoản phải thu năm 2009

Ngàn VNĐ

số Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Chênh lệch % 130 Các khoản phải thu 489.407.201 825.182.838 +335.775.637 68,81

131 1.Phải thu của khách hàng 96.532.749 127.092.644 +30.559.895 31,66 132 2.Trả trước cho người bán 93.075.617 34.334.430 -58.741.187 63,11 135 3. Phải thu khác 300.513.284 664.678.109 +364.164.825 121,18 139 4.Dự phòng phải thu khó đòi (714.449) (992.345) -207.896 29,1

Bảng 2.4 phân tích các khoản phải thu cho thấy tình hình công nợ phải thu của công ty cuối năm tăng lên rất nhiều so với đầu năm, cụ thể tăng 335,7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 68,81%. Nguyên nhân chính là khoản phải thu tăng thêm 364,16 tỷ đồng tăng 121,18% so với năm 2008. Số phải thu khác tăng thêm lớn do khoản tạm ứng 273.120.802 ngàn của ông Trần Lệ Nguyên – Thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc. Số trả trước cho người bán giảm 58.741.187 ngàn VNĐ tương ứng với tốc độ giảm 63,11%. Tốc độ giảm của chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” (63,11%) lớn hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu “ Phải thu của khách hàng” (31,66%). Điều này cho thấy vốn của công ty ít bị chiếm dụng hơn so với năm 2008.

Bảng 2.5: Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2009

Ngàn VNĐ

số Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Chênh lệch % 30 0 NỢ PHẢI TRẢ 835.925.92 1 1.767.439.812 +931.513.89 1 111,43 31 0 I. Nợ ngắn hạn 663.884.85 2 1.632.683.145 +968.798.293 145,92 31 1 1.Vay và nợ ngắn hạn 335.922.102 407.352.637 +71.430.535 21,26 31 2 2. Phải trả người bán 106.664.695 127.404.030 +20.739.245 19,44 31

3 3.Người mua trả tiền trước 9.827.695 35.447.325 +25.619.630 260,69 31

4

4. Thuế và các khoản

phải nộp nhà nước 8.037.812 65.170.040 +57.132.228 710,79 31

5 5. Phải trả người lao động 1.501.382 9.889.841 +8.388.459 84,82 31 6 6. Chi phí phải trả 4.832.030 55.718.177 +50.886.147 105,31 31 9 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 197.099.046 931.701.095 +734.602.049 372,7 33 0 II. Nợ dài hạn 172.041.06 9 134.756.667 -37.284.402 -21,67 33 4 1. Vay nợ dài hạn 156.028.455 119.394.033 -36.634.422 -23,48 33 6 2.Dự phòng trợ cấp thôi việc 16.012.614 15.362.634 -649.980 -4,06

đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 111,43%. Nguyên nhân chính làm tăng nợ phải trả là nợ ngắn hạn tăng 968.798.293 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 145,92% trong đó các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 734.602.049 ngàn đồng tương ứng với tốc độ tăng 372,7% so với năm 2008. Số tiền biến động đó là khoản tiền nhận ký quỹ 718.806.860 ngàn đồng do chuyển nhượng khoản đầu tư của tập đoàn trong Công ty Cổ phần Kim Cương. Nợ dài hạn của công ty giảm 37.284.402 ngàn đồng tương ứng với tốc độ giảm 21,67%.

2.3.3. Phân tích kết quả kinh doanh

Cuối năm 2008 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Năm 2009 được dự báo là năm hết sức khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, từ đầu năm 2009 Công ty Cổ phần Kinh Đô đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 là tập trung vào ngành chủ lực của mình, giảm thiểu các chi phí bất hợp lý và tối ưu hoá việc sử dụng tài sản lưu động. Trong năm 2009 trước áp lực suy giảm kinh tế, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp ổn định kinh tế bao gồm các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Công ty đã xác định rõ việc tận dụng và phát huy nội lực là yếu tố then chốt nhằm đạt được các chỉ tiêu Đại hội cổ đông thông qua. Công ty chủ động tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thương hiệu mạnh đặc biệt với dòng sản phẩm có mức lợi nhuận gộp cao và sản lượng tiêu thu lớn. Bên cạnh đó công ty cũng tập trung nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá công nghệ và quy trình sản xuất. Hình 2.1 và 2.2 thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm từ 2003 đến 2009.

Hình 2.1 Đồ thị tăng trưởng doanh thu qua các năm của công ty.

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Với sự nỗ lực và cẩn trọng của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên, cuối quý 3 năm 2009, Doanh thu của công ty đạt gần 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 505 tỷ đồng. Kết thúc năm 2009 doanh thu thuần của công ty đạt 1529 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2008.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 234 tỷ đồng (tăng 58% so với kết quả năm 2008).

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Để đánh giá cụ thể hơn kết quả kinh doanh năm 2009, bộ phận phân tích tiến hành phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty bằng phương pháp so sánh. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009

số Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch

± (%)

01 1.Doanh thu bán hàng 1.466.192.242 1.539.222.636 +73.030.384 4,98 02 2. Các khoản giảm

trừ doanh thu (10.423.967) (9.867.147) -556.820 -5,64 10 3. Doanh thu thuần 1.455.768.275 1.529.355.479 +73.587.204 -5,1 11 4.Giá vốn hàng bán (1.085.979.565) (1.023.962.679) -62.016.886 -5,7 20 5. Lợi nhuận gộp 369.788.710 505.392.800 +135.604.090 36,67 21 6. Doanh thu hoạtđộng tài chính 118.538.178 63.853.564 -54.684.614 46,13 22 7. Chi phí tài chính (313.378.932) 8.807.083 +322.186.015 102,81 23 Trong đó: Chi phí lãi

vay (52.363.765) (43.758.070) +8.605.695 16,43 24 8. Chi phí bán hàng (133.177.719) (164.175.052) -30.997.333 -23,28 25 9. Chi phí quản lýdoanh nghiệp (121.882.153) (112.089.615) +9.792.538 8,03 30 10. Lợi nhuận (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh (80.111.916) 301.788.780 +381.900.696 476,71 31 11. Thu nhập khác 28.372.935 376.775.688 +348.402.753 1227,94 32 12. Chi phí khác (8.806.921) (118.935.546) +110.125.625 1250,48 40 13. Lợi nhuận khác 19.566.014 257.840.142 +238.274.128 1217,79 45 14. Lợi nhuận (lỗ) từ công ty liên kết (1.143.329) 12.680.395 +13.823.724 1209,08 50 15. Tổng lợi nhuận(lỗ) trước thuế (61.689.231) 572.309.317 +633.998.548 1027,73 51 16. Chi phí thuếTNDN hiện hành - (60.918.969)

52 17. Lợi ích thuếTNDN hoãn lại 1.087.205 11.552.689

60 18. Lợi nhuận (lỗ)thuần sau thuế (60.602.026) 522.943.037 +583.545.063 962,91 61 18.1 – Lợi ích của cổđông thiểu số 24.713.537 42.419.095 +17.705.558 71,64 62 18.2 – Cổ đông của

công ty mẹ (85.315.563) 480.523.942 +565.839.505 663,23 80 19. Lãi cơ bản (lỗ)

trên cổ phiếu (1.08) 6.12

2008 là 633.998.548 ngàn đồng tương ứng tốc độ tăng là 1027,73%. Việc tăng lợi nhuận là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Các nhân tố làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 829.809.120 ngàn đồng. - Lợi nhuận từ công ty liên kết tăng, làm lợi nhuận kế thuế tăng 13.823.724 ngàn đồng.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 73.030.384 ngàn đồng.

- Các khoản giảm trừ doanh thu giảm, làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 556.820 ngàn đồng.

- Giá vốn hàng bán giảm, làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 62.016.886 ngàn đồng.

- Chi phí tài chính giảm, làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 322.186.015 ngàn đồng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 9.792.538 ngàn đồng.

- Thu nhập khác tăng làm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 348.402.753 ngàn đồng.

Các nhân tố làm giảm lợi nhuận kế toán trước thuế 195.810.572 ngàn đồng. - Doanh thu hoạt động tài chính giảm, làm giảm lợi nhuận kế toán trước thuế 54.684.614 ngàn đồng.

- Chi phí bán hàng tăng, làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 30.997.333 ngàn đồng.

- Chi phí khác tăng làm lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 110.128.625 ngàn đồng.

Giá vốn hàng bán giảm 5,7% trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4,98% chứng tỏ công ty đã tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất trong giá vốn hàng bán. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng là 23,28% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu 4,98%. Do đó doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí bán hàng góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,03% so với

năm 2008 chứng tỏ công ty đã có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm chi phí quản lý.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 36,67% trong khi tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1027,73 %. Điều này chủ yếu do hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư của công ty mang lại. Năm 2009 công ty đã chủ động điều chỉnh chiến lược theo hướng tiếp tục giảm tối đa danh mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, điều chỉnh danh mục các khoản đầu tư chiến lược. Cùng với chính sách ổn định của chính phủ, sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam và việc hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính vào thời điểm 31/12/2008 và hiệu quả mang lại từ các khoản đầu tư đến thời điểm 31/12/2009 tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động của công ty là 338 tỷ đồng trong đó bao gồm khoản lợi nhuận có được do đánh giá lại tài sản góp vốn vào công ty liên kết nhằm khai thác dự án khu dân cư Tân An Phước.

Ngoài phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, bộ phận phân tích của công ty còn phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của công ty năm 2009 qua bảng 2.7

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2009 Chênh lệch

Kế hoạch Thực hiện ± (%)

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1747 1529 -218 -12,48

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 256 572 +316 +123,43

Doanh thu của công ty năm giảm 218 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra tương ứng với tốc độ giảm 12,48%. Nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại tăng 316 tỷ đồng tương ứng tăng 123,43% so với kế hoạch. Như vậy dù doanh thu giảm nhưng công ty đã sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng so với kế hoạch.

2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh mới chỉ cho thấy hoạt động của công ty thu được những gì trong năm qua. Tuy nhiên kết quả đó có phù hợp với nguồn lực bỏ ra hay không, có đảm bảo tính hiệu quả không thì cần phải phân tích một số chỉ tiêu khác. Công ty

đã tiến hành phân tích chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời (ROE) và lãi cơ bản trên cổ phiếu. Thông qua hai chỉ tiêu phân tích này, bộ phận đã đưa ra những kết luận, đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là chỉ tiêu ROE. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trực tiếp của một đồng vốn bỏ ra và đánh giá chất lượng của nguồn vốn.

Bảng 2.8: Phân tích chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời

Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch

(%)

1. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) -60 522 +582 +970

2. Vốn CSH bình quân (tỷ đồng) 2.264 2.247 -17 -0,75 3. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) -0,026 0,225 +0,251 +965,38 Bảng 2.8 cho thấy năm 2009 việc kinh doanh của công ty đã khả quan hơn năm 2008. Chỉ tiêu ROE năm 2009 là 0,225 tăng 0,251 lần tương ứng tốc độ tăng 965,38% so với năm 2008. . Đó là do năm 2008 là một năm khó khăn đối với tất cả các công ty không chỉ riêng Công ty Kinh Đô. Do thị trường chứng khoán suy giảm, công ty phải trích lập dự phòng nên lợi nhuận sau thuế âm kéo theo chỉ số ROE âm. Sang năm 2009 cùng với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, sự phục hồi của thị trường chứng khoán, công ty đã đạt được những kết quả khả quan hơn. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 522 tỷ đồng tăng 582 tỷ đồng so với năm 2008, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 970%. Chính điều này đã làm chỉ tiêu ROE của công ty năm 2009 tăng 965,38% so với năm 2008.

Bên cạnh việc phân tích chỉ tiêu ROE, Công ty Cổ phần Kinh Đô còn phân tích chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Bảng 2.9: Phân tích lãi cơ bản trên cổ phiếu

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

(%)

cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông (ngàn đồng)

2. Số cổ phiếu bình quân lưu

hành trong năm 78.722.193 78.513.073 +209.120 +0,26

3. Lãi cơ bản (lỗ) trên mỗi

cổ phiếu -1,087 6,120 +7,207 +663,02

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của năm 2009 tăng 7,207 ngàn đồng tương ứng với tốc độ tăng 663,02% so với năm 2008. Đây là một kết quả khả quan cho những nhà đầu tư đã đầu tư vào mã chứng khoán KDC của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Trải qua năm 2008 với đầy khó khăn, thử thách bởi sự suy giảm của thị trường chứng khoán, năm 2009 hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty đã đem lại mức lợi nhuận thuần cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là 565.839.505 ngàn đồng tăng 663,23% so với năm 2008. Chính điều này đã đem lại mức lãi 6,120 ngàn đồng/cổ phiếu.

Công ty Cổ phần Kinh Đô chỉ dừng lại ở nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh khi phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích rủi ro tài chính và dự báo kết quả kinh doanh cho năm tới vẫn chưa được quan tâm, phân tích.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w