Phân tích kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 36 - 38)

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ doanh thu, thu nhập và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ khi kết thúc kỳ kinh doanh. Việc phân tích kết quả thu được sau một kỳ kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được những kết quả thu được có như kế hoạch đã đề ra hay không để có những quyết định kịp thời cho kỳ kinh doanh tiếp. Nội dung chính của phân tích kết quả kinh doanh sẽ hướng tới những kết quả cuối cùng doanh nghiệp thu được trong kỳ: doanh thu, thu nhập và lợi nhuận. Theo Phó giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Văn Công, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, thu nhập, lợi nhuận hoặc thông qua phân tích báo cáo kết quả

kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ. [2].

Theo chúng tôi, việc phân tích kết quả kinh doanh nên tập trung vào phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp so sánh sẽ giúp nhà phân tích thấy được những biến động của các chỉ tiêu theo số tuyệt đối và số tương đối để đưa ra những đánh giá chính xác về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà phân tích cũng nên phân tích thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá đầy đủ và chính xác hơn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần kinh doanh

Đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và được xác định theo công thức [2]:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần kinh doanh =

Trị số doanh thu thuần kỳ này

x 100 (1.18) Trị số doanh thu thuần kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần nếu >100% chứng tỏ tăng trưởng “dương”, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, năm sau tốt hơn năm trước và ngược lại. Tốc độ tăng trưởng nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi. Các nhà quản trị cần có những biện pháp kịp thời để nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần có thể áp dụng cho từng hoạt động, từng lĩnh vực, từng thị trường của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhà quản lý đánh giá chính xác tình hình tăng trưởng của từng bộ phận để có quyết sách phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế kỳ này so với kỳ trước và được xác định theo công thức [2]:

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với kỳ trước =

Lợi nhuận sau thuế kỳ này

x100 (1.19) Lợi nhuận sau thuế kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng nếu trị số của chỉ tiêu >100% và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giảm hoặc giữ nguyên nếu trị số của chỉ tiêu .

Ngoài đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần cũng cần được đánh giá khi phân tích kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp bởi đây là những “mạch máu” nuôi sống toàn bộ doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần nhà quản lý sẽ xác định được xu hướng biến động của dòng tiền và dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong tương lai.

Tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần:

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng dòng tiền lưu chuyển thuần của từng hoạt động trong tổng số tiền lưu chuyển. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức [2]:

Tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần của

từng hoạt động

=

Dòng tiền lưu chuyển thuần của

từng hoạt động trong kỳ x100 (1.20) Lợi nhuận sau thuế kỳ trước

Hoạt động nào tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần càng lớn, tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần chiếm trong tổng số càng cao và ngược lại. Trường hợp dòng tiền lưu chuyển thuần của hoạt động là “âm”, tỷ trọng mang dấu trừ phản ánh dòng tiền thuần của hoạt động đó <0, tức thu không đủ chi.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 36 - 38)