Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 40)

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, số đơn vị chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ để tạo ra 1 đơn vị lợi nhuận càng lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí chi phí hoạt động so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp càng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bỏ ra.

Mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:

Chỉ tiêu này được tính như sau [2]: Mức hao phí vốn chủ sở hữu

so với lợi nhuận sau thuế =

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

(1.23) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân. Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, số đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân doanh nghiệp bỏ ra càng nhiều để thu được 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại.

1.2.1.6. Phân tích rủi ro tài chính

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính hay rủi ro do việc thay đổi chính sách của nhà nước. Trong đó rủi ro tài chính được nhà phân tích và nhà quản lý đặc biệt quan tâm khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ việc phân tích những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có các biện pháp cụ thể để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ. Khoản vay là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Nếu không đủ khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Do đó khí đánh giá rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Các nhà khoa học của Học viện Tài chính phân tích rủi ro tài chính thông qua hệ số nợ và các tỷ số hoạt động. Các tỷ số hoạt động được thiết lập trên doanh thu nhằm mục đích xác định tốc độ quay vòng của một số đại lượng, cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý tài chính và đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Một số tỷ số hoạt động như Hệ số quay vòng hàng tồn kho, Hệ số quay vòng nguyên vật liệu…[10,tr.258,268-273].

Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Văn Công lại phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng chi trả lãi vay” để phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh. Để phân tích rủi ro thanh toán, tác giả đưa ra các chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “ Hệ số khả năng thanh toán tức thời”… [2,tr.152-157].

Theo chúng tôi việc phân tích rủi ro tài chính thông qua phân tích rủi ro thanh toán nợ và cơ cấu nợ của doanh nghiệp và rủi ro tài chính thông qua mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh. Qua việc phân tích này, nhà phân tích sẽ đánh giá được doanh nghiệp đó có gặp rủi ro tài chính hay không. Từ đó nhà quản trị sẽ có những biện pháp phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

* Rủi ro thanh toán nợ:

Rủi ro thanh toán nợ là một bộ phận cấu thành nên rủi ro tài chính. Rủi ro thanh toán nợ xảy ra khi doanh nghiệp không đủ hoặc không có khả năng thanh toán. Nếu rủi ro thanh toán nợ không được kịp thời khắc phục tất yếu sẽ dẫn doanh nghiệp đến rủi ro phá sản. Việc phân tích rủi ro thanh toán sẽ cho nhà quản lý biết được khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp và dự báo được những rủi

ro thanh toán có thể gặp trong tương lai.

Rủi ro thanh toán nợ có thể đo lường thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”, “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”,

* Rủi ro do ảnh hưởng của cơ cấu nợ

Ngoài rủi ro thanh toán nợ, rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải còn gián tiếp thể hiện qua ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời tính trên vốn chủ sở hữu hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, trị số đòn bẩy tài chính càng cao thì suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) càng cao và ngược lại. Khi môi trường kinh doanh biến động, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc tăng nợ phải trả để tăng trị số đòn bẩy tài chính luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Nợ phải trả tăng đặt doanh nghiệp vào tình trạng luôn phải chịu áp lực nặng nề để kịp thời thanh toán các khoản nợ và lãi vay. Do đó việc phân tích rủi ro tài chính gián tiếp qua cơ cấu nợ thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu hoặc tỷ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu hoặc tỷ số giữa tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân. Đòn bẩy được xác định theo các công thức sau [2]:

Đòn bẩy tài chính =

Tổng tài sản bình quân

(1.24) Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số chi trả lãi vay

Để xác định khả năng chi trả lãi vay, nhà phân tích xác định hệ số chi trả lãi vay [2]

Hệ số chi trả

lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(1.25) Lãi vay

số chi trả lãi vay được biến đổi thành [2]: Hệ số chi trả

lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế

+1 (1.26)

Lãi vay

Trị số của hệ số chi trả lãi vay có thể nhận các giá trị sau: - Trị số của hệ số chi trả lãi vay <1

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận trước thuế bị “âm”, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay. Nếu tình hình này kéo dài, số vốn của doanh nghiệp sẽ mất dần, rủi ro tài chính của doanh nghiệp rất cao, doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản.

- Trị số của hệ số chi trả lãi vay =1

Lúc này lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được chỉ vừa đủ trang trải lãi vay, không có để nộp ngân sách và tích luỹ hay phân chia cho các thành viên. Tuy nhiên doanh nghiệp không còn phải đối mặt với rủi ro tài chính nữa.

- Trị số của hệ số chi trả lãi vay >1

Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, phần lợi nhuận trước thuế sau khi bù đắp các chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, vẫn còn dôi ra để tích luỹ vốn và phân chia cho các thành viên. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì phần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp càng lớn, khả năng chi trả lãi vay càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tôt. Khi đó tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức an toàn.

Ngoài các nội dung phân tích trên, phân tích báo cáo tài chính còn nội dung phân tích giá trị doanh nghiệp và dự báo nhu cầu tài chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w