Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 29 - 36)

Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như ông cha ta thường nói “Có bột mới gột nên hồ”. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay. Từ nguồn vốn của mình, doanh nghiệp tiến hành mua tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối hài hoà giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo các nhà khoa học của Học viện Tài chính, tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn người đọc không những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp mà còn thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Phương pháp phân tích là so sánh từng loại nguồn vốn

giữa cuối kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. [10,tr.118-119]. Nội dung phân tích theo quan điểm của các nhà khoa học của Học viện Tài chính mới chỉ dừng ở nội dung phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, chưa đưa ra được các hệ số, chỉ tiêu giúp người đọc đánh giá đầy đủ, toàn diện khả năng tự tài trợ, mức độ độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thường xem xét trên hai quan điểm: quan điểm luân chuyển vốn và quan điểm tính ổn định của nguồn hình thành. Để có nhận xét đầy đủ và chính xác về nguồn vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn tính và so sánh các chỉ tiêu: Hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên, hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn, hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn. [15]. Các nội dung phân tích mà các nhà khoa học Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra đã đánh giá đầy đủ và toàn diện tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích này giúp người đọc đánh giá chính xác về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định hợp lý.

Theo chúng tôi, hai hướng phân tích của các nhà khoa học Trường Đại học Kinh tế quốc đều đã phản ánh chính xác tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh nhưng việc phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn hình thành tài sản đơn giản và dễ áp dụng hơn.

Xét trên góc độ ổn định của nguồn hình thành tài sản, toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn thanh toán dài hạn, trung hạn được xếp vào nguồn tài trợ thường xuyên. Đây là những nguồn tài trợ mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài thường trên 1 năm mà không phải quan tâm đến việc thanh toán nợ trong năm phân tích. Do đó những nguồn vốn đó được gọi là nguồn tài trợ thường xuyên. Ngược lại các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn

hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán thuộc nguồn tài trợ tạm thời. Đây là những nguồn trợ mà doanh nghiệp chỉ được sự dụng trong một thời gian ngắn, dưới 1 năm và phải có nghĩa vụ thanh toán trong năm phân tích. Thực chất nguồn tài trợ tạm thời chính là các khoản nợ ngắn hạnphải trả của doanh nghiệp.

Từ cân bằng tài chính: Tài sản = Nguồn vốn ta có thể triển khai theo quan điểm tính ổn định của nguồn hình thành tài sản thành đẳng thức sau:

Biến đổi đẳng thức trên thành:

Do nguồn tài trợ tạm thời chính là nợ phải trả nên hiệu số của Tài sản ngắn hạn và nợ phải chính là chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động thường ngày diễn ra trong doanh nghiệp.

Vốn hoạt động thuần được tính theo hai cách:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. Và:

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn Trị số của chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần” có thể nhận giá trị <0 hoặc

Cụ thể:

- Trường hợp vốn hoạt động thuần <0:

Vốn hoạt động thuần <0 có nghĩa tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán cho nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp luôn nằm trong tình trạng khó khăn về thanh toán, cán cân thanh toán mất cân bằng. Khi trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 0, tình trạng khó khăn trong thanh toán của doanh nghiệp càng tăng, nguy cơ phá sản đang cận kề doanh nghiệp.

Vốn hoạt động thuần bằng 0 khi nguồn tài trợ thường xuyên bằng tài sản dài hạn hay số nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Tài sản ngắn hạn cũng vừa đủ để thanh toán cho nợ ngắn hạn. Về lý thuyết thì doanh nghiệp đang ở tình trạng an toàn, không phải chịu áp lực nằng nề về thanh toán nợ ngắn hạn. Nhưng trên thực tế tính ổn định của nguồn hình thành tài sản vẫn chưa cao, nguy cơ xảy ra khả năng mất thanh toán vẫn tiềm tàng. Bởi trong thực tế doanh nghiệp ít khi bán tài sản để trang trải nợ khi đáo hạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần >0:

Vốn hoạt động thuần >0 có nghĩa sau khi dùng tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp vẫn có một số vốn nhất định để duy trì những hoạt động thường xuyên của mình. Khi đó cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là an toàn và bền vững. Doanh nghiệp không phải chịu áp lực khi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bởi doanh nghiệp đã có một khoản vốn nhất định. Trị số của chỉ tiêu vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.

Ngoài chỉ tiêu vốn hoạt động thuần, để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn về tính ổn định của nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên, hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn.

Nếu hệ số tài trợ thường xuyên phản ảnh nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn) thì hệ số tài trợ tạm thời cho biết so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Thông qua hai hệ số này nhà phân tích đánh giá được tính ổn định của nguồn tài trợ tài sản và cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợ thường xuyên càng lớn và trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợ tạm thời càng nhỏ thì nguồn vốn tài trợ thường xuyên càng

chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên không chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn mà vẫn còn để thanh toán cho tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp không phải chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại khi trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợ thường xuyên càng nhỏ và trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợ tạm thời càng lớn thì tính ổn định của nguồn tài trợ tài sản càng thấp, cán cân thanh toán mất cân bằng.

Để đánh giá mức độ tài trợ tài sản của các nguồn tài trợ, các nhà phân tích thường sử dụng hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn. Khi trị số của hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn ≥ 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao bởi tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn tài trợ thường xuyên và ngược lại. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn đánh giá mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn. Khi trị số của hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn ≤1, tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định. Bởi tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán xấu, doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực nặng nề khi thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao. Ngoài việc tài trợ cho nợ ngắn hạn thì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn còn duy trì một số vốn hoạt động thuần hợp lý để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày và dự trữ hàng tồn kho.

Hệ số giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên cho biết vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Trị số thông thường của chỉ tiêu này nằm trong khoảng (0,1). Khi trị số =1 tức nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Lúc đó tính ổn định của nguồn tài trợ là lớn nhất. Nhưng trong thực tế ít xảy ra trường hợp này. Bởi các doanh nghiệp luôn tận dụng nguồn vốn vay để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo cân bằng tài chính tốt. Trị số của chỉ tiêu vẫn có thể <0 khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải dùng số vốn chủ sở hữu để bù đắp

phần lỗ trong hoạt động kinh doanh dẫn tới “âm” vốn. 1.2.1.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp phản ánh đầy đủ và rõ nét qua tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn, khả năng thanh toán sẽ cao. Ngược lại nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp kém sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài.

Theo các nhà khoa học của Học viện Tài chính, để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích nên lập bảng phân tích tình hình công nợ với các chỉ tiêu là các khoản phải thu, phải trả để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu ở đầu kỳ và cuối kỳ phân tích. Trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán gồm: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, số vòng thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả [10,tr.216-221].

Khi phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân lại so sánh giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó. Trên cơ sở so sánh đó, các nhà phân tích sẽ đánh giá được doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán của kỳ hiện tại và kỳ tới hay không. [15, tr 210].

Ngoài việc so sánh giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân còn đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng nội dung phân tích. Để phân tích khả năng thanh toán chung, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu: Hệ số nợ so với tổng tài sản, hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu. Khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nhà phân tích dùng chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn thông

qua các chỉ tiêu: Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả, hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản. [15,tr 211-231].

Hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán mà các nhà khoa học của Học viện Tài chính và Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra đều giúp người đọc đánh giá cụ thể và chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Theo chúng tôi để phân tích chi tiết tình hình thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích tập trung vào phân tích nợ phải thu và nợ phải trả. Việc phân tích theo phương pháp so sánh sẽ giúp nhà phân tích thấy được những biến động của chỉ tiêu theo số tuyệt đối và số tương đối từ đó rút ra những đánh giá, nhận xét về tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nên dùng các chỉ tiêu để đánh giá được mối quan hệ giữa nợ phải thu và nợ phải trả.

Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng, được tính theo công thức [2]:

Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả =

Nợ phải thu

(1.14) Nợ phải trả

Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. Thực tế số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

Hệ số giữa nợ phải thu ngắn hạn so với nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thu ngắn hạn doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản nợ phải trả ngắn hạn doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính theo công thức [2]:

Hệ số giữa nợ phải thu ngắn hạn so với nợ phải trả ngắn hạn =

Nợ phải thu ngắn hạn

(1.15) Nợ phải trả ngắn hạn

Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ số phải thu ngắn hạn lớn hơn số nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp. Ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ

hơn 1 chứng tỏ nợ phải thu ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Hệ số giữa nợ phải thu dài hạn so với nợ phải trả dài hạn

Một phần của tài liệu hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w