- Bánh mỳ công nghiệp: Đây cũng là sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh do ưu thế về giá bán, chất lượng sản phẩm cũng như sự tiện lợi khi sử dụng Ngoà
2.1.5. Vai trò và xu thế phát triển
Hiện nay tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị phần 20% vào năm 2004. Kinh Đô đã trở thành thương hiệu có tiếng trên thị thường Việt Nam. Sau 17 năm hình thành và phát triển, đến nay thương hiệu Kinh Đô được hầu hết người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, bảng vàng Topten Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2004.
Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
-Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, đáp ứng được tâm lý của người tiêu dùng Công ty Kinh Đô sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 500 chủng loại sản phẩm bao gồm tất cả các mảng kinh doanh trong ngành bánh kẹo. Ngoài sự thay đổi thường xuyên về mẫu mã, bao bì, đột phá về chất lượng thì các sản phẩm của Kinh Đô còn hấp dẫn người tiêu dùng ở mùi vị hấp dẫn và riêng biệt với kỹ thuật chế biến và công thức pha chế phụ gia độc đáo. Mặc dù giá bán các sản phẩm bánh khô của Kinh Đô cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Wonderfarm, Vinabico nhưng sản phẩm cookies và crackers của Kinh Đô vẫn luôn là sản phẩm dẫn đầu trên thị trường trong nhiều năm. Sản phẩm cookies và crackers của Kinh Đô đã xuất sang thị trường của 23 nước,trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ, thị trường bánh kẹo lớn thứ 2 thế giới. Cùng với việc gia nhập AFTA, Kinh Đô đang đứng trước một vận hội lớn để trở thành nhà sản xuất bánh khô hàng đầu trong khu vực.
- Hệ thống phân phối sâu và rộng tạo lợi thế cạnh tranh.
Kinh Đô là một trong những công ty có hệ thống phân phối sâu và rộng nhất trong ngành thực phẩm hiện nay. 100 nhà phân phối với 75.000 điểm bán lẻ và 1000
nhân viên kinh doanh đã tạo ra hệ thống phân phối mạnh của Kinh Đô, giúp Kinh Đô có lợi thế cạnh tranh mạnh và tạo ra rào cản gia nhập ngành của các công ty đối thủ cạnh tranh khác.
- Thương hiệu mạnh được hỗ trợ bởi các hoạt động marketing hiệu quả Với hơn 17 năm có mặt ở thị trường nội địa, thương hiệu Kinh Đô đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt bánh trung thu Kinh Đô xuất hiện vào mỗi dịp trung thu đã giúp thương hiệu Kinh Đô được nhận diện mạnh mẽ bởi hầu hết người tiêu dùng Việt.
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do sự gia tăng dân số thế giới và thói quen sử dụng thức ăn nhanh của con người trong thời đại công nghiệp hoá. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới. Mức tăng trưởng của thị trường Châu Á- Thái Bình Dương cao chủ yếu do tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân / đầu người còn quá thấp so với tỷ lệ trung bình trong các khu vực khác trong khi thị trường này lại là khu vực đông dân và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn so với các khu vực khác.
Trong những năm vừa qua, ngành bánh kẹo Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng ổn định, luôn vượt mức tăng trưởng của ngành bánh kẹo thế giới. Với dân số hơn 86 triệu người, Việt Nam là một trong những nước đầy tiềm năng phát triển trong ngành tiêu dùng và bán lẻ. Theo nghiên cứu của Công ty Tổ chức và điều phối IBA dự báo sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đến năm 2012 sẽ đạt 706.000 tấn với doanh thu toàn ngành đạt 27.000 tỷ đồng.
Ngành bánh kẹo Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao vì các lý do sau. Đầu tiên là từ năm 2000 trở lại, nền kinh tế nước ta đã có sự khởi sắc trở lại. Tốc độ tăng trưởng GDP cao kéo theo sự tăng trưởng trong thu nhập của người dân dẫn đến nhu cầu sử dụng bánh kẹo tăng cao. Thứ hai là tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân/ người ở Việt Nam còn quá thấp khoảng 1,25kg/năm. Mức tiêu thụ bánh kẹo/ người ở một số nước như Đan Mạch 16,3kg/năm, Anh 14,5kg/năm. Sự gia tăng dân số và
tốc độ đô thị hoá ngày càng cao trong những năm gần đây cũng tác động làm mức tiêu thu bánh kẹo tăng nhanh. Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm sắp tới có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8,8 % năm, dân số tiếp tục tăng. Vì vậy ngành bánh kẹo Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với thế giới để trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Với chiến lược tăng trưởng nhằm trở thành công ty thực phẩm hàng đầu trong nước cũng như trong khu vực, bên cạnh việc đầu tư thêm máy móc thiết bị trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, Công ty tiếp tục tìm cơ hội phát triển thông qua hoạt động mua bán và sát nhập các công ty trong cùng lĩnh vực thực phẩm. Dự kiến đến cuối năm 2012 công ty sẽ trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm bánh kẹo, kem,sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa với quy mô doanh thu trên 5000 tỷ đồng và vốn điều lệ dự kiến 1.500 tỷ đồng.