HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, đòi hỏi các nhà sản xuất phải làm thế nào tránh được tình trạng thua lỗ phá sản. Đây là vấn đề bao trùm xuyên suốt hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của tồn bộ cơng tác quản lý kinh tế. Bởi vì, suy cho cùng quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động sản xuất nói riêng là để đảm bảo tạo ra hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi, tự trang trải và có lãi. Muốn có lãi cao nhất <có thể được> khơng có cách nào khác là các nhà sản xuất phải tiết kiệm chi phí ngun vật liệu, năng lượng, máy móc, thiết bị và thời gian lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Tiết kiệm chi phí sản xuất trong phạm vi doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Mặt khác chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm, vì thế việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm các chi phí theo khoản mục giá thành sản phẩm. Giá thành khơng chấp nhận tồn bộ chi phí phát sinh mà chỉ chấp nhận những chi phí cho
một nền kinh tế quốc dân thì việc tiết kiệm chi phí có ý nghĩa lớn hơn nhiều. Tiết kiệm chi phí của tất cả các ngành là để tăng thu cho ngân sách nhà nước cải thiện đời sống cho nhân dân.
Việc hạch tốn chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo cho việc cung cấp chính xác, đầy đủ thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của doanh nghiệp được chính xác, xác định chính xác hiệu quả của cơng tác sản xuất - kinh doanh và định hướng được công tác sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt cũng như kế hoạch tổ chức sản xuất dài hạn của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các Doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành. Như chúng ta đã biết, đối với các doanh nghiệp sản xuất việc hạ giá thành sản phẩm là con đường chủ yếu để tăng doanh lợi cho tồn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nó cũng là tiêu đề để hạ giá bán nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngồi nước.
Việc tính giá thành là cơng việc cần thiết quan trọng đối với bất kỳ của doanh nghiệp nào. Tổ chức đánh giá giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý và mọi thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất - kinh doanh, phân tích đánh giá sản xuất, kiểm tra kiểm sốt thường xun và có hệ thống nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất. Ngồi ra từ việc tính giá thành để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành cịn giúp cho doanh nghiệp từ đó khai thác động viên mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động để không ngừng hạ giá thành sản phẩm.
Trên ý nghĩa đó việc hồn thiện cơng tác tổ chức hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đang là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm nghiên cứu nhằm từng bước nâng cao được hiệu quả sản xuất - kinh doanh của mình, góp phần vào việc quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ hơn.