Các biện pháp để hạn chế RRTD

Một phần của tài liệu gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông năm tha (Trang 34 - 38)

- Tỷ lệ xử lý rủi ro thực tế so với quỹ trích lập dự phòng rủi roTỷ lệ dự phòng tổn

2.4.1 Các biện pháp để hạn chế RRTD

Hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống NHTM. Hầu hết các NHTM đều không muốn xảy ra hiện tượng không thu hồi được nợ gốc và lãi nên đã thiết lập nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD. Việc hạn chế RRTD thực chất là một quá trình liên tục, bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt khoản vay, giải ngân, theo dõi khoản vay (bao gồm cả việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu ( bao gồm các việc đưa ra các giải pháp, phương án thu hối nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hai cho ngân hàng), cho đến khi thu hồi vốn. Mục tiêu hạn chế RRTD cũng còn được thể hiện ở trong chiến lược, chính sách tín dụng của các NHTM

i.) Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp

Chính sách tín dụng của một NHTM có thể được định nghĩa là một văn bản đưa ra những triết lý và khái niệm cơ bản trong hoạt động cho vay. Chính sách tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.

Một chính sách tốt là một chính sách tín dụng được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện rõ rang đối với các loại hình tín dụng khác nhau và phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế.

Chính sách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng cho phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và khả năng sinh lời.

Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng thông thường bao gồm: Phần miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng, chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình cấp tín dụng, chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ, hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá tài sản thế chấp, phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề.

ii.) Phân loại và đánh giá khách hàng

Như dã trình bày ở trên do thông tin bất cân xứng dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch, do biết chắc có sự lựa chọn đối nghịch xảy ra các NHTM (người không có thông tin) sẽ sử dụng cơ chế sàng lọc ( screening) nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay. Các tiêu chí chính dụng để sàng lọc , đánh giá, lựa chọn khách hàng gồm: mức độ tín nhiệm của khách hàng (thể hiện qua thương hiệu, mối quan hệ lâu dài, kinh nhiệm, trình độ quản lý, khả năng hiểu biết và thực hiện dự án…), năng lực tài chính ( thể hiện qua kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, giá trị trên thị trường chứng khoán…), giá trị tài sản hiện có ( chủ yếu là các tài sản hữu hình có thể định giá, và kiểm soát được). Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng, vì đơn giản một người có tư cách và năng lực tốt thường sẽ làm tốt những điều tốt và rất ít khi làm điều xấu. Ngược lại, đối với người không đủ cách năng lực, rất khó đảm bảo họ sẽ làm những điều tốt và làm tốt một việc gì đó.

Việc phân loại, đánh giá khách hàng thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất da dạng bao gồm mô hình phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Mô hịnh lượng hóa có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn hồ sơ xin vay với chi phí thấp,

khhách quan, do đó góp phân tích cực trong việc kiểm soát RRTD ngân hàng. Mặc dù vậy trong phế duyệt tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp rất nhiều ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống chuyên gia ( định tính) trong đánh giá các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra các mô hình này không loại trừ nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ RRTD của khách hàng.

iii.) Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn

Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của phương án, dự án vay vốn là một yếu tố rất quan trọng nhằm:

- Đưa ra kết luận về tính khả thi quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro thể xảy ra để thục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro.

- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư Ngân hàng

Nội dụng thẩm định bao gồm các mặt chủ yếu như sau: thẩm định về vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn, định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ; khả năng cung cấp nghuyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án, đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật, đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý dự án, tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án vay vốn/dự án đầu tư.

iv.) Kiểm soát, theo dõi sau khi cho vay

Như trên đã trình bày trong quan hệ tín dụng một trong những khả năng dẫn đến RRTD là rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỉ lại. Để hạn chế rủi ro đạo đức, người ta thường dùng cơ chế giám sát. Trong cơ chế giám sát, ngân hàng thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin có liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi tác động nhiều đến bên vay…

Ngoài ra, ngân hàng còn sử dụng các hệ thống giám sát khác nhau như hệ thống thông tin tín dụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý…Trong hệ thống giám sát nêu trên, hệ thống thông tin tín dụng thường do ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt đọng ngân hàng làm thiết lập và tổ chức hoạt động. Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của tất cả các đối tượng được cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho những đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát triển, còn có một hệ thông giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp loại độc lập như S&P, Moody…Vì kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có ảnh hướng rất lớn đến vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường.

Rủi ro đạo đức không chỉ được hạn chế bằng cơ chế giám sát mà còn được giảm thiểu bằng cơ chế khuyển khích. Đây là một cơ chế rất hữu hiệu trên cơ sở chính sách cây gậy và củ cà rốt. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ữu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo…cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả song phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng (thẩm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay.

v.) Phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhắm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho NHTM. Phân tán rủi ro là một giải pháp chủ yếu thường được các NHTM áp dụng. Các hình thực phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:

- Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực: Để hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trước khi rút ra họ gánh chịu những thiệt hại, đổ vỗ do không tuân thủ những nghuyên tắc này.

Chính vì vậy một NHTM nên coi đây như một giải pháp hữu hiệu cho công tắc phòng ngừa rủi ro.

Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như “ Bỏ trứng vào mọt rổ” điều đó có nghiã là: lĩnh vực mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn.

Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhở lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là biện pháp cho các NHTM trong phòng chống rủi ro.

- Không nên dồi vốn đầu tư vào một hoặc một số khách hàng.

Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Cho dù một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có liên hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng chịu tốn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khởi. Theo luật các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng không được cho vay 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình trừ trường hợp dặc biệt có sự cho phép của Thủ tướng chính phủ, tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.

- Cho vay đồng tài trợ.

Là hình thức cho vay của một các tổ chức tín dụng cho một dự án đầu tư và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ.

Mục đích: Nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp NHTM phân tán rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi.

Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gai đồng tại trợ. Do đó khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng vói mức vốn tham gia của mình?

Một phần của tài liệu gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông năm tha (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w