Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông năm tha (Trang 28 - 32)

- Tỷ lệ xử lý rủi ro thực tế so với quỹ trích lập dự phòng rủi roTỷ lệ dự phòng tổn

2.3.4.1Nguyên nhân chủ quan

Rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà các NHTM đang dồn toàn tâm toàn lực để giải quyết. Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng ở các NHTM hiện nay thì cần thiết phải tìm ra nguyên nhân phát sinh để có biện pháp giải quyết. Các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng là:

* Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó phải phù hợp với đưòng lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng cũng phải đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gủi tiền, người đi vay và quyên lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà cũng phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng, vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Hiện nay, nhiều ngân hàng thiếu một hệ thống chỉ tiêu phù hợp để phân tích, đánh giá và phu hợp khách hàng, mức độ khả thi của dự án cũng như giá trị thực của tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, từ đó có thế dẫn đến những quyết định sai lầm. Đồng thời đó là sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn huy động và nguồn vốn

sụ dụng cũng như cơ cầu giữa vốn cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Cụ thể, nếu dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu đảm bảo thanh toán có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Mặt khác, nếu dự trữ vốn quá nhiều sẽ gây lãng phí trong sử dụng nguồn lực vốn.

Trong quá trình phát triển, việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức cũng tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dung đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

* Chất lượng nhân sự

Con người là yếu tố quyết định đến sử thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói rieng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi chuyên môn, am hiểu và kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay…sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi cho vay.

Ngược lại trình độ, năng lực, phẩm chất dạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ cho vay đó xã ngã, hành động thiếu nguyên tắc, làm trái quy định, móc ngoặc với khách hàng, ngây tổn thất to lớn đối với ngân hàng cho vay.

* Thông tin tín dụng

Những thông tin chính xác của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng trong những hoạt động có liên quan đến việc cho vay và quản lý tiền vay. Thông tin càng chính xác, kịp thời và toàn diện thì công tác tín dụng của ngân hàng càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽ được hạn chế tốt, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên nếu thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, chưa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn

đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. 2.3.4.2 Nguyên nhân khách quan

Tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM và đối với toàn bộ nền kinh tế. Để hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả và đồng bộ đòi hỏi các NHTM cần hiểu rõ các nhân tố khách quan tác đồng đến nó.

* Nguyên nhân do khách hàng

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng. Chúng ta có thể chia thành hai lý do chính:

Thứ nhất: là do việc cố tình sử dụng vốn tín dụng đi ngược lại với cam kết

trong hợp đồng tín dụng dã thỏa thuận với ngân hàng. Đa phần các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đều có dự án cụ thể và khả thi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số các doanh nghiệp cố ý sử dụng vốn sai mục đích, thậm chí có ý định lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Một tường hợp khác đến từ các báocaos tài chính kém minh bạch, tính hình thức hơn là thực chất của doanh nghiệp. Vì vậy, các phân tích của cán bộ tín dụng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp sẽ thiếu thực tế và xác thực.

Thứ hai: năng lực kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp đi vay. Đối với

những khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh thì nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là tiền đề cho sự hoàn trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi. Ngược lại thua lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra khi việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không được thực hiện kỹ càng, xác thực, các rủi ro bất khả kháng của các định hướng sản xuất kinh doanh gây tác động xấu và sẽ ảnh hướng đến khả năng trả nợ với các mức độ khác nhau. Hơn nữa, tồn tại nhiều doanh nghiệp cố tình huy động vốn tín dụng ngân hàng từ các tổ chức khac nhau dẫn đến việc quản lý, sử dụng vốn chồng chéo và mất khả năng thanh toán nợ.

Tất cả những nguyên nhân trên gây nên khó khăn việc trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với ngân hàng, tạo ra các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng.

* Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.

không xuất phát từ phía ngân hàng hay ý thức trả nợ của khách hàng. Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng cho vay. Bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

(i). Do sự thay đổi chính sách của chính phủ

Do phải tuân thủ và chấp nhận sự biến động theo quy luật của nên kinh tế thị trường. Mỗi khi nên kinh tế biến động lên xuống, chính phù phải đua ra các chính sách kinh tế mới để phù hợp với điều kiện hiện hành nhắm hạn chế ảnh hướng xấu tới nên kinh tế đất nước, đây là những chính sách mà chính phù điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các NHTM, thường là những ảnh hướng không tích cực cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên nếu NHTM nắm bắt được xu hướng việc điều hành chính sách của chính phủ sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra.

(ii). Nuyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Pháp luât có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nên kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của NHTM sẽ có nhiều thuận lợi. Hệ thong pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đây đủ, đồng bộ và hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các hoạt động kinh tế, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho ngân hàng.

(iii). Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới tín dụng của NHTM. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thi chất lượng của các khoản tín dụng sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu sẽ làm cho rủi ro các khoản tín dụng tăng ngoài ý muốn. Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng cao, giá cả đồng tiền giảm, CPI tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do sự thay đổi chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng ngoại tệ bị giảm giá, các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra, Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hướng không nhở tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ nền kính tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn trên tất cả các mặt. Nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm trong thời kỳ này, nếu tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng hiệu quả hoặc trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro tín dụng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hướng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Sự thay đổi các mỗi quan hệ quốc tế hay các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của NHTM.

Tất cả những nguyên nhân khách quan trên nếu không được dự báo, và có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hướng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển lào chi nhánh luông năm tha (Trang 28 - 32)