1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tạ
1.3.1.2. Từ phía khách hàng vay
a) Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay
CTTC cấp tín dụng trên cơ sở phương án kinh doanh của KH. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế là phương án kinh doanh của KH chỉ là kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào, có đúng như dự kiến hay khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của khách hàng, khơng phụ thuộc vào ý chí của CTTC. Về phía KH, có nhiều ngun nhân tác động đến ý chí thực hiện phương án kinh doanh của mình như các phương án kinh doanh khác lợi nhuận cao hơn nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro cao hơn, đó là chưa kể đến việc phương án kinh doanh mà khách hàng đưa ra chỉ là phương án “khống”. Ngay cả khi KH thực hiện nghiêm túc phương án kinh doanh như được đề xuất với CTTC thì thiện chí trả nợ của KH chưa chắc đã được đảm bảo. Có thể thấy được việc này rất rõ khi nhìn lại thời điểm nửa cuối năm 2008 đến nửa đầu năm 2009, khi lãi suất vay vốn được đẩy lên đến 21%/năm. Với mức lãi suất cao như vậy, các KH sẽ muốn giữ lại nguồn thu để tiếp tục kinh doanh thay vì trả nợ CTTC rồi sau đó vay lại với lãi suất cao hơn.
b) Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
Quy mơ tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả/vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các DN VN. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các số liệu trong sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Trong khi đó, khơng phải hầu hết các DN hiện nay đều có BCTC được kiểm tốn, hay được kiểm tốn bởi các cơng ty có uy tín. Do vậy, số liệu mà các DN cung cấp cho CTTC nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Việc phân tích tình hình tài chính của DN vì vậy mà thường thiếu tính thực tế và xác thực, dẫn đến những sai lầm trong việc nhận diện và phòng ngừa rủi ro nợ xấu.