Tồn tại trong các công cụ QTRRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 62 - 65)

2.3. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC

2.3.2.3. Tồn tại trong các công cụ QTRRTD

a) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đưa vào áp dụng từ thời điểm cuối năm 2009. Tính đến thời điểm hiện nay, PVFC chưa thực hiện đánh giá và kiểm nghiệm lại tính xác thực và hiệu quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Các chỉ tiêu chấm điểm cũng như các trọng số của các chỉ tiêu có thể khơng cịn phù hợp, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một báo cáo đánh giá nào về vấn đề này.

b) Tỷ trọng hạn mức tín dụng: Từ năm 2009, PVFC bắt đầu thực hiện giao tỷ trọng hạn mức tín dụng cho các đơn vị dựa trên đặc thù và khả năng phát triển tín dụng của các đơn vị. Tuy nhiên, PVFC thường xuyên phải thực hiện điều chỉnh tỷ trọng hạn mức tín dụng từ việc tăng tổng hạn mức cam kết cấp tín dụng trên tồn hệ thống đến việc đến việc điều chuyển số hạn mức cam kết, số dư nợ tín dụng của Đơn vị thừa sang đơn vị thiếu. Điều này

khiến cho công cụ điều tiết hoạt động tín dụng chưa thực sự hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu QTRRTD.

c) Hoạt động quản lý nguồn thu

Quản lý nguồn thu là một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý khoản vay của khách hàng tại các NHTM. Tuy nhiên, xuất phát từ việc CTTC không được phép hoạt động tài khoản, việc quản lý nguồn thu, phải được thực hiện thông qua một NHTM. Quy định về quản lý nguồn thu chưa được thực hiện bài bản, có hệ thống và nhất qn tại PVFC. Trong khi có một số ít các khoản vay có áp dụng biện pháp quản lý nguồn thu để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng kiểm sốt khoản vay của PVFC thì đa số các khoản vay cịn lại khơng được áp dụng biện pháp này. Bản thân việc quản lý nguồn thu nếu có được thực hiện cũng gặp phải nhiều khó khăn từ sự hợp tác của các NHTM hay sự hợp tác của khách hàng dẫn đến hiệu quả quản lý nguồn thu trong việc kiểm sốt khoản vay khơng cao.

d) Hệ thống thông tin báo cáo tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời và

khơng có tính hệ thống, thiếu chính xác.

- Việc lập các báo cáo hiện chỉ được thực hiện bằng phần mềm Excel và chủ yếu được thực hiện thủ cơng. Trong khi đó, Ban Lãnh đạo PVFC ln cần có những thơng tin tổng hợp trong các báo cáo quản trị rủi ro tín dụng để đưa ra được các quyết định kịp thời. Việc báo cáo một cách thủ công, do phần mềm Bank 2000 không đáp ứng được các yêu cầu báo cáo phức tạp, trong khi phần mềm Core-banking chưa được đưa vào hoạt động dẫn tới việc các báo cáo khơng được lập một cách tự động, từ đó khó đảm bảo hiệu quả về thời gian cũng như tính chính xác của thông tin. Hệ thống công nghệ thông tin

nhiều hạn chế dẫn đến giảm khả năng giám sát và không chế các giao dịch vượt quá các hạn mức đã được đặt ra.

- Văn hoá chia sẻ và sử dụng thơng tin của PVFC cũng cịn nhiều bất cập, khơng có cơ chế truyền tải thơng tin tín dụng đến các bộ phận có liên quan. Giữa các Đơn vị cấp tín dụng có cùng khách hàng, thông tin về một khách hàng và các dấu hiệu rủi ro của khoản tín dụng tại một Đơn vị cấp tín dụng khơng được thơng báo kịp thời đến các Đơn vị cấp tín dụng khác. Do đó, các biện pháp phịng ngừa và xử lý RRTD chưa được thực hiện đồng bộ và thống nhất.

- Hiện tại PVFC chưa có một cơ chế đầy đủ, hiệu quả về công tác báo cáo QTRRTD như định nghĩa các chỉ tiêu, cách khai báo….Đồng thời quy trình báo cáo chưa hồn chỉnh và phân tán, khơng có sự phân cấp giữa người cập nhật thông tin và người sử dụng thông tin.

- Các báo cáo QTRRTD chủ yếu tập trung vào giám sát tình hình tuân thủ các tỷ lệ hạn mức, các khoản nợ xấu, khối lượng giao dịch và trạng thái, chưa đủ để cung cấp cho Ban Lãnh đạo đầy đủ thông tin trong quá trình đưa ra các quyết định.

- Hiện tại báo cáo QTRRTD thiếu một số phân tích cần thiết về danh mục tín dụng như:

+ Phân tích giả định tình huống, các khoản lỗ tiềm tàng và phương hướng giải quyết trong các tình huống đó.

+ Theo dõi lợi nhuận và lãi biên cho từng khoản vay sau khi cho vay trên cơ sở phân tích chi phí vốn.

+ Phân tích tình hình sử dụng hạn mức và tình trạng tín dụng của các khoản vay tín chấp.

e) Về quản lý danh mục: Hiện PVFC chỉ chủ yếu quản lý rủi ro theo từng món vay của KH, việc quản lý rủi ro theo danh mục cho vay đã được đặt ra song chưa thực hiện được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)