Những tồn tại trong hoạt động QTRR tín dụng tại PVFC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 59)

2.3. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC

2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động QTRR tín dụng tại PVFC

2.3.2.1. Tồn tại trong chính sách QTRR tín dụng tại PVFC

a) Hệ thống các quy trình, quy chế về tín dụng cịn chưa đầy đủ,

đồng bộ. Việc ban hành Sổ tay tín dụng, với chức năng là cẩm nang cho các CBTD tra cứu trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được hoàn thiện. Mặc khác, hiện nay hệ thống quy trình, quy chế cịn rời rạc và liên tục thay đổi khiến cho các CBTD cũng như cấp quản lý không nắm bắt kịp thời và đầy đủ.

- PVFC chưa có hệ thống văn bản quy định cụ thể về chính sách và trình tự QTRRTD như quy trình nhận diện, đánh giá, phân loại và quản lý RRTD, chính sách QTRRTD, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản tín dụng. Do vậy, hoạt động QTRRTD chưa được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện một cách thống nhất trên toàn hệ thống.

b) Về nhận diện các khoản tín dụng có vấn đề: Hiện nay cơng tác

kiểm tra sau cấp tín dụng tại PVFC nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nhận định chung chung chưa chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện khoản tín dụng có vấn đề, cũng như chưa có hướng dẫn nội bộ trong việc nhận biết các biểu hiện của một khoản tín dụng có vấn đề và biểu hiện của một chính sách tín dụng kém hiệu quả. Chính từ những hạn chế đó mà PVFC chưa có những giải pháp phòng ngừa RRTD hiệu quả và kịp thời.

c) Về công tác xử lý nợ xấu: Mặc dù có nhiều nỗ lực trong cơng tác

xử lý nợ, song nhiều khoản nợ tại PVFC vẫn phải xử lý từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để chuyển ra theo dõi ngoại bảng chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay. Năm 2009, PVFC xuất ngoại bảng 14 khoản nợ với tổng số tiền là 194 tỷ đồng, điều này giúp PVFC lành mạnh hóa Báo cáo tài chính nhưng về mặt thực chất các khoản nợ này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

2.3.2.2. Tồn tại trong hệ thống tổ chức QTRR tín dụng tại PVFCa) Việc phân tách giữa giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ a) Việc phân tách giữa giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng

Việc tách bạch giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng, đảm bảo được nguyên tắc “khách quan - độc lập” – vốn là một trong những nguyên tắc kiên quyết trong việc đảm bảo an tồn tín dụng, kiểm sốt chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng tại PVFC chưa thực sự rõ ràng, chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan giữa bộ phận QTRR và bộ phận chấp nhận rủi ro. Ban Tín dụng Hội sở – đơn vị có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trên toàn hệ thống là đơn vị đầu tiên và duy nhất thực hiện việc tách bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý tín dụng. Song trên thực tế, việc tách bạch này chưa thực sự hiệu quả bởi:

- Chưa thực sự tách bạch được giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng. Phịng khách hàng (front office) và Phịng Quản lý tín dụng đều trực thuộc Ban Tín dụng, vẫn thuộc sự quản lý và điều hành của Giám đốc Ban Tín dụng do vậy có thể dẫn tới xung đột về mặt quyền lợi

tiêu kinh doanh và mục đích QTRRTD (VD: Rủi ro pháp lý về mặt hoàn tất chứng từ trước giải ngân nhưng chưa được hoàn tất. Giám đốc Ban có thể quyết định cho phép bổ sung sau chứng từ cần thiết và giải ngân cho khách hàng trước.)

- Hiện việc tách bạch này mới chỉ được thực hiện tại Ban Tín dụng Hội sở, tại mơ hình các Phịng Giao dịch và các Chi nhánh vẫn tồn tại mơ hình một cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các chức năng tiếp xúc khách hàng và quản lý tín dụng. Do vậy, nguyên tắc “khách quan - độc lập” như được nói ở trên chưa thực sự được tuân thủ ở hầu hết các Chi nhánh.

b) Cơ chế phối hợp của các đơn vị liên quan và văn hoá rủi ro

- Hoạt động QTRRTD tại PVFC chủ yếu do Ban QTRR và một số phịng, Ban có liên quan (như Ban Thẩm định, Ban kiểm toán nội bộ) thực hiện. Bản thân sự phối hợp giữa các Phòng Thẩm định và QTRR Chi nhánh và Ban QTRR chưa thực sự hiệu quả và hiện chỉ dừng lại ở việc báo cáo QTRRTD, chưa thực hiện được chức năng phối hợp trong quản trị RRTD, kiểm sốt và giám sát tín dụng một cách hiệu quả.

- Ngồi ra, giữa các Ban QTRR, Ban Thẩm định và Ban Kiểm tốn nội bộ chưa có sự phối hợp thực sự hiệu quả. Hiện sự phối hợp giữa các Ban này chỉ dừng lại ở việc cùng thực hiện rà sốt chất lượng tín dụng tại các Đơn vị. Đây là một hạn chế cơ bản đối với mơ hình tổ chức và phân công chức năng, nhiệm vụ hiện nay của PVFC.

- Các đơn vị có khả năng nhưng chưa hỗ trợ thực sự hiệu quả trong công tác QTRRTD về kỹ thuật, chiến lược như: Ban Quản lý dòng tiền, Ban Pháp chế, Ban Cơng nghệ tài chính…

Năng lực của bộ phận QTRRTD còn nhiều yếu kém cả về kinh nghiệm, kiến thức và sự nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng và chưa có được một sự thận trọng hợp lý trong q trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Ngồi ra, các cán bộ QTRRTD chưa thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp.

d) Chế độ bảo mật thơng tin

PVFC chưa xây dựng một chính sách quy định rõ ràng về cấp độ bảo mật và đầu mối tiếp nhận thơng tin. Các chính sách QTRRTD nội bộ của PVFC chưa được đảm bảo chỉ được sử dụng nội bộ và có danh sách những phịng ban tiếp nhận, hoặc những thơng tin có thể cơng bố.

2.3.2.3. Tồn tại trong các cơng cụ QTRRTDa) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ a) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đưa vào áp dụng từ thời điểm cuối năm 2009. Tính đến thời điểm hiện nay, PVFC chưa thực hiện đánh giá và kiểm nghiệm lại tính xác thực và hiệu quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Các chỉ tiêu chấm điểm cũng như các trọng số của các chỉ tiêu có thể khơng cịn phù hợp, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một báo cáo đánh giá nào về vấn đề này.

b) Tỷ trọng hạn mức tín dụng: Từ năm 2009, PVFC bắt đầu thực hiện giao tỷ trọng hạn mức tín dụng cho các đơn vị dựa trên đặc thù và khả năng phát triển tín dụng của các đơn vị. Tuy nhiên, PVFC thường xuyên phải thực hiện điều chỉnh tỷ trọng hạn mức tín dụng từ việc tăng tổng hạn mức cam kết cấp tín dụng trên toàn hệ thống đến việc đến việc điều chuyển số hạn mức cam kết, số dư nợ tín dụng của Đơn vị thừa sang đơn vị thiếu. Điều này

khiến cho cơng cụ điều tiết hoạt động tín dụng chưa thực sự hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu QTRRTD.

c) Hoạt động quản lý nguồn thu

Quản lý nguồn thu là một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý khoản vay của khách hàng tại các NHTM. Tuy nhiên, xuất phát từ việc CTTC không được phép hoạt động tài khoản, việc quản lý nguồn thu, phải được thực hiện thông qua một NHTM. Quy định về quản lý nguồn thu chưa được thực hiện bài bản, có hệ thống và nhất qn tại PVFC. Trong khi có một số ít các khoản vay có áp dụng biện pháp quản lý nguồn thu để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng kiểm sốt khoản vay của PVFC thì đa số các khoản vay cịn lại khơng được áp dụng biện pháp này. Bản thân việc quản lý nguồn thu nếu có được thực hiện cũng gặp phải nhiều khó khăn từ sự hợp tác của các NHTM hay sự hợp tác của khách hàng dẫn đến hiệu quả quản lý nguồn thu trong việc kiểm sốt khoản vay khơng cao.

d) Hệ thống thơng tin báo cáo tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời và

khơng có tính hệ thống, thiếu chính xác.

- Việc lập các báo cáo hiện chỉ được thực hiện bằng phần mềm Excel và chủ yếu được thực hiện thủ cơng. Trong khi đó, Ban Lãnh đạo PVFC ln cần có những thơng tin tổng hợp trong các báo cáo quản trị rủi ro tín dụng để đưa ra được các quyết định kịp thời. Việc báo cáo một cách thủ công, do phần mềm Bank 2000 không đáp ứng được các yêu cầu báo cáo phức tạp, trong khi phần mềm Core-banking chưa được đưa vào hoạt động dẫn tới việc các báo cáo không được lập một cách tự động, từ đó khó đảm bảo hiệu quả về thời gian cũng như tính chính xác của thơng tin. Hệ thống cơng nghệ thông tin

nhiều hạn chế dẫn đến giảm khả năng giám sát và không chế các giao dịch vượt quá các hạn mức đã được đặt ra.

- Văn hoá chia sẻ và sử dụng thơng tin của PVFC cũng cịn nhiều bất cập, khơng có cơ chế truyền tải thơng tin tín dụng đến các bộ phận có liên quan. Giữa các Đơn vị cấp tín dụng có cùng khách hàng, thông tin về một khách hàng và các dấu hiệu rủi ro của khoản tín dụng tại một Đơn vị cấp tín dụng khơng được thơng báo kịp thời đến các Đơn vị cấp tín dụng khác. Do đó, các biện pháp phịng ngừa và xử lý RRTD chưa được thực hiện đồng bộ và thống nhất.

- Hiện tại PVFC chưa có một cơ chế đầy đủ, hiệu quả về cơng tác báo cáo QTRRTD như định nghĩa các chỉ tiêu, cách khai báo….Đồng thời quy trình báo cáo chưa hồn chỉnh và phân tán, khơng có sự phân cấp giữa người cập nhật thông tin và người sử dụng thông tin.

- Các báo cáo QTRRTD chủ yếu tập trung vào giám sát tình hình tuân thủ các tỷ lệ hạn mức, các khoản nợ xấu, khối lượng giao dịch và trạng thái, chưa đủ để cung cấp cho Ban Lãnh đạo đầy đủ thơng tin trong q trình đưa ra các quyết định.

- Hiện tại báo cáo QTRRTD thiếu một số phân tích cần thiết về danh mục tín dụng như:

+ Phân tích giả định tình huống, các khoản lỗ tiềm tàng và phương hướng giải quyết trong các tình huống đó.

+ Theo dõi lợi nhuận và lãi biên cho từng khoản vay sau khi cho vay trên cơ sở phân tích chi phí vốn.

+ Phân tích tình hình sử dụng hạn mức và tình trạng tín dụng của các khoản vay tín chấp.

e) Về quản lý danh mục: Hiện PVFC chỉ chủ yếu quản lý rủi ro theo từng món vay của KH, việc quản lý rủi ro theo danh mục cho vay đã được đặt ra song chưa thực hiện được.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- PVFC chưa xây dựng được một mơ hình QTRR rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế, cũng như chưa xác định được mức chấp nhận rủi ro của TCT, các cá nhân tiếp xúc rủi ro và quản lý rủi ro chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này. Do đó, hoạt động QTRR chưa được linh hoạt và toàn diện, chưa đảm bảo tính độc lập giữa đơn vị quản lý và đơn vị chấp nhận rủi ro.

- Trong một thời gian dài, Hội sở chính ln giao mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho các Đơn vị với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25- 30%/năm và coi đây là một chỉ tiêu thi đua để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các Đơn vị. Hậu quả là nhiều Chi nhánh đã chấp nhận cả những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch. Chiến lược này đến nay đã xuất hiện các mặt tiêu cực, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng ngày một nhiều.

- Hệ thống cơ chế chính sách cịn lỏng lẻo, chưa có cơ chế phân chia trách nhiệm giữa các cấp có liên quan trong q trình cấp tín dụng cũng như việc thưởng, phạt thích đáng nhằm ràng buộc trách nhiệm đến cùng về tài sản

và luật pháp của các cán bộ có liên quan đối với các hành vi vi phạm mà hậu quả trực tiếp là các khoản tín dụng có vấn đề.

- Năng lực thẩm định giữa các Đơn vị cấp tín dụng khơng đồng đều. Việc thẩm định và quyết định cho vay ở một số Đơn vị chưa chặt chẽ, dẫn đến chất lượng danh mục tín dụng chưa cao. Kết quả thẩm định chưa đánh giá được năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Trình độ và kinh nghiệm của CBTD cịn nhiều yếu kém, đặc biệt là trong việc phân tích và dự báo các thơng tin kinh tế xã hội. Việc phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chưa phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, chất lượng nhiều khoản tín dụng thấp, khó xử lý hoặc thời gian xử lý dài. Tại khơng ít các Đơn vị cấp tín dụng, nội dung các Tờ trình thẩm định dự án, trình duyệt hạn mức, trình duyệt cho vay cịn sơ sài, qua loa, hình thức, thiếu những thơng tin tài chính và phi tài chính cần thiết để phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp quản lý, chưa thể hiện rõ quan điểm của người trình, đồng thời, chưa dự báo hết được những rủi ro chủ yếu có thể xảy ra để có biện pháp phịng ngừa. Điều này dẫn đến các khoản vay sau khi được phê duyệt đã bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.

- Ở một số Đơn vị cấp tín dụng, việc chấp hành các quy định về hạn mức cho vay còn chưa triệt để. Điều này xuất phát từ việc các Đơn vị cấp tín dụng khơng có được kế hoạch phát triển tín dụng rõ ràng từ đó trở nên bị động trước các đề xuất cấp tín dụng cuả khách hàng và buộc phải xin điều chỉnh hạn mức tín dụng của Đơn vị. Điều này đặt TCT trước bài tốn cân bằng giữa phát triển tín dụng và đảm bảo an toàn. Việc đồng ý điều chỉnh tỷ

trọng hạn mức tín dụng của Đơn vị sẽ dẫn đến việc đảo lộn kế hoạch phát triển tín dụng của tồn hệ thống. Điều này dẫn đến việc khơng kiểm sốt được chất lượng và danh mục tín dụng của TCT.

- Những hạn chế trong công tác kiểm tra sau cho vay tại PVFC là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu. Biểu hiện của tình trạng này nằm ở:

+ Tâm lý chủ quan của một số Đơn vị cấp tín dụng khi cho rằng q trình cấp tín dụng chỉ dừng lại ở việc phê duyệt tín dụng. Một số Đơn vị cấp tín dụng khơng tn thủ đầy đủ các quy định về giải ngân và tần suất, thời gian kiểm tra, kiểm sốt sau cấp tín dụng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các cam kết của KH trong Hợp đồng tín dụng cũng như khả năng nắm bắt kịp thời diễn biến của khoản vay.

+ Việc kiểm tra sau cho vay đơi khi chỉ mang tính hình thức do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH

+ Các báo cáo kiểm tra sau cho vay không được gửi đến đúng cấp phê duyệt tín dụng theo quy định. Với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với khoản vay, cấp phê duyệt tín dụng cần phải nắm được diễn biến khoản vay để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, các báo cáo này hiện chỉ dừng lại ở cấp Lãnh đạo đơn vị, chứ khơng được gửi đến cấp phê duyệt tín dụng.

- Cơng tác QTRR tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)