2.3. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
2.3.2.2. Tồn tại trong hệ thống tổ chức QTRR tín dụng tại PVFC
a) Việc phân tách giữa giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng
Việc tách bạch giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng, đảm bảo được nguyên tắc “khách quan - độc lập” – vốn là một trong những nguyên tắc kiên quyết trong việc đảm bảo an tồn tín dụng, kiểm sốt chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng tại PVFC chưa thực sự rõ ràng, chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan giữa bộ phận QTRR và bộ phận chấp nhận rủi ro. Ban Tín dụng Hội sở – đơn vị có tỷ trọng dư nợ lớn nhất trên toàn hệ thống là đơn vị đầu tiên và duy nhất thực hiện việc tách bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận quản lý tín dụng. Song trên thực tế, việc tách bạch này chưa thực sự hiệu quả bởi:
- Chưa thực sự tách bạch được giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng với bộ phận quản lý tín dụng. Phịng khách hàng (front office) và Phịng Quản lý tín dụng đều trực thuộc Ban Tín dụng, vẫn thuộc sự quản lý và điều hành của Giám đốc Ban Tín dụng do vậy có thể dẫn tới xung đột về mặt quyền lợi
tiêu kinh doanh và mục đích QTRRTD (VD: Rủi ro pháp lý về mặt hoàn tất chứng từ trước giải ngân nhưng chưa được hoàn tất. Giám đốc Ban có thể quyết định cho phép bổ sung sau chứng từ cần thiết và giải ngân cho khách hàng trước.)
- Hiện việc tách bạch này mới chỉ được thực hiện tại Ban Tín dụng Hội sở, tại mơ hình các Phịng Giao dịch và các Chi nhánh vẫn tồn tại mơ hình một cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các chức năng tiếp xúc khách hàng và quản lý tín dụng. Do vậy, nguyên tắc “khách quan - độc lập” như được nói ở trên chưa thực sự được tuân thủ ở hầu hết các Chi nhánh.
b) Cơ chế phối hợp của các đơn vị liên quan và văn hoá rủi ro
- Hoạt động QTRRTD tại PVFC chủ yếu do Ban QTRR và một số phịng, Ban có liên quan (như Ban Thẩm định, Ban kiểm toán nội bộ) thực hiện. Bản thân sự phối hợp giữa các Phòng Thẩm định và QTRR Chi nhánh và Ban QTRR chưa thực sự hiệu quả và hiện chỉ dừng lại ở việc báo cáo QTRRTD, chưa thực hiện được chức năng phối hợp trong quản trị RRTD, kiểm sốt và giám sát tín dụng một cách hiệu quả.
- Ngồi ra, giữa các Ban QTRR, Ban Thẩm định và Ban Kiểm tốn nội bộ chưa có sự phối hợp thực sự hiệu quả. Hiện sự phối hợp giữa các Ban này chỉ dừng lại ở việc cùng thực hiện rà sốt chất lượng tín dụng tại các Đơn vị. Đây là một hạn chế cơ bản đối với mơ hình tổ chức và phân công chức năng, nhiệm vụ hiện nay của PVFC.
- Các đơn vị có khả năng nhưng chưa hỗ trợ thực sự hiệu quả trong công tác QTRRTD về kỹ thuật, chiến lược như: Ban Quản lý dòng tiền, Ban Pháp chế, Ban Cơng nghệ tài chính…
Năng lực của bộ phận QTRRTD còn nhiều yếu kém cả về kinh nghiệm, kiến thức và sự nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng và chưa có được một sự thận trọng hợp lý trong q trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Ngồi ra, các cán bộ QTRRTD chưa thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp.
d) Chế độ bảo mật thơng tin
PVFC chưa xây dựng một chính sách quy định rõ ràng về cấp độ bảo mật và đầu mối tiếp nhận thơng tin. Các chính sách QTRRTD nội bộ của PVFC chưa được đảm bảo chỉ được sử dụng nội bộ và có danh sách những phịng ban tiếp nhận, hoặc những thơng tin có thể cơng bố.