Những kết quả đạt được về chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 53 - 56)

2.3. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC

2.3.1.1. Những kết quả đạt được về chính sách quản trị rủi ro tín dụng

2.3.1.1. Những kết quả đạt được về chính sách quản trị rủi ro tíndụng dụng

a) Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực

Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, kiểm sốt rủi ro, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

Bên cạnh đó các Chi nhánh cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn dự án, lựa chọn KH để quyết định cho vay, thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay có TSBĐ, củng cố tính pháp lý của TSBĐ, giảm dần dư nợ cho vay tín chấp, đồng thời tăng cường tín dụng đối với các đơn vị trong ngành nhằm đảm bảo an tồn tín dụng và hạn chế rủi ro.

b) Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng của PVFC đã được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế, giúp cho q trình cấp tín dụng được thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH.

Quy trình tín dụng đã xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong q trình cấp tín dụng. Đồng thời, hướng dẫn các CBTD trong việc xem xét, thẩm định cấp tín dụng theo nguyên tắc 6C, thực hiện giải ngân trên cơ sở đảm bảo kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay đầy đủ, kịp thời.

Ngồi ra, quy trình tín dụng mới đã quy định đầy đủ các chốt chặn kiểm soát cần thiết và hướng dẫn cụ thể để CBTD của PVFC thực hiện chức năng nhiệm vụ của họ. Việc có đầy đủ các chốt chặn trong các quy trình nghiệp vụ giúp các CBTD tuân thủ đầy đủ và thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt đối với các nhân viên mới còn thiếu kinh nghiệm hoặc ở các đơn vị chi nhánh.

c) Chính sách phân loại nợ theo phương pháp định tính

Bằng việc triển khai phân loại nợ theo phương pháp định tính từ năm 2010, PVFC đang tiến dần trên lộ trình nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua việc đánh giá cẩn trọng, kỹ lưỡng khách hàng và khoản vay. Kết quả phân loại nợ theo cách thức mới sẽ dẫn đến nguy cơ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao nhưng rõ ràng, đây là thước đo mới, hoàn thiện hơn để xem xét toàn diện về khách hàng và khoản vay.

Việc phân loại nợ theo phương pháp định tính là cơ sở trích lập dự phịng RRTD thận trọng một cách hợp lý, căn cứ vào mức độ rủi ro thực tế của KH thay vì tuổi nợ của khoản nợ vay.

d) Chính sách khách hàng

Trên cơ sở kết quả xếp hạng KH theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, PVFC xây dựng chính sách KH theo hướng thiết lập mối quan hệ tồn diện, lâu dài và có nhiều chính sách cấp tín dụng ưu đãi đối với các KH xếp hạng tốt, hạn chế quan hệ tín dụng hoặc cấp tín dụng với những điều kiện thắt chặt, khắt khe đối với những KH xếp hạng thấp, dừng quan hệ, thu hồi nợ, thiết lập chế độ kiểm soát đặc biệt đối với các KH xếp hạng kém. Hệ thống xếp hạng KH cũng là cơ sở để PVFC đưa ra các mức lãi suất khác nhau đối với các khách hàng có mức xếp hạng khác nhau. Chính sách này đã góp phần

làm tăng chất lượng danh mục tín dụng tại PVFC và giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng đối với những khách hàng có nguy cơ cao.

e) Cơng tác xử lý nợ xấu

Công tác xử lý nợ xấu được tiến hành theo trình tự thích hợp. PVFC đã thành lập các Tổ xử lý nợ, Ban chỉ đạo nợ xấu và Hội đồng xử lý RRTD để xử lý các khoản nợ một cách bài bản, đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Trong đó, Hội đồng xử lý RRTD là cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phương án thu hồi nợ trong quý hiện hành và các vấn đề phát sinh đột xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng tại PVFC.

Năm 2009, trước tình hình nợ xấu có nhiều diễn biến phức tạp tại PVFC, với mục đích giảm số dư nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3%, PVFC đã thực hiện và đưa ra nhiều biện pháp xử lý nợ cụ thể như:

- Thực hiện rà soát, chỉnh sửa và ban hành mới các văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng và PLN để phù hợp với tình hình hoạt động của PVFC và quy định của NHNN;

- Tiến hành rà sốt tất cả các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên, đánh giá tồn diện về hồ sơ tín dụng, TSBĐ và khả năng thu hồi nợ của tất cả các khoản vay. Trường hợp các khoản nợ có nguy cơ bị chuyển lên nhóm nợ rủi ro cao hơn, Ban QTRR là đơn vị đề xuất phương án xử lý cụ thể trình Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu thơng qua và thông báo cho đơn vị để thực hiện;

- Tổ chức thực hiện tích cực và triệt để chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất trên tồn hệ thống, nhờ đó, giảm gánh nặng lãi suất cho các khách hàng, qua đó đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng.

tình hình xử lý nợ xấu của từng đơn vị, quyết định khẩn trương phương án xử lý nợ xấu để thu hồi nợ kịp thời;

- Ban QTRR thực hiện chức năng chủ trì tổng hợp phân loại nợ tồn hệ thống, theo dõi và có báo cáo đánh giá tình hình xử lý nợ hàng ngày và hàng tháng gửi Ban lãnh đạo TCT.

Sau những nỗ lực như trên, kết quả phân loại nợ tại PVFC đã đạt được những kết quả khả quan. Năm 2009, PVFC đã thu hồi được 717,47 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và 21,7 tỷ đồng nợ ngoại bảng, giúp giảm dần tỷ lệ nợ xấu trong các quý và về mức 1,22% tại thời điểm cuối năm 31/12/2009. Đây là một kết quả thể hiện sự cố gắng của PVFC trong tiến trình tiến tới một CTTC hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)