Định hướng hoạt động tín dụng của PVFC trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 69 - 74)

Từ cuối năm 2009, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi sau cuộc suy thoái. Ở Việt Nam, nền kinh tế đã phục hồi với những con số phát triển ấn tượng.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam có nhiều hạn chế cần khắc phục: chất lượng tăng trưởng chưa cao và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; thâm hụt cán cân thanh toán chậm được cải thiện; thâm hụt ngân sách khá cao; thị trường chứng khốn, thị trường ngoại hối có nhiều biến động; đặc biệt là luân chuyển vốn trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính cịn hạn chế.

Trong thời gian tới thị trường tài chính Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh, ổn định và hội nhập sâu vào thị trường tài chính quốc tế. Nhu cầu vốn cho nền kinh tế do đó ngày càng tăng cao. Trong khi đó nguồn huy động vốn chủ yếu của các NHTM là từ dân cư ngày càng khó khăn do bị hạn chế bởi mức trần lãi suất huy động và đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khốn, vàng, ngoại tệ hay bất động sản. Trong bối cảnh như vậy, các CTTC với lợi thế huy động vốn từ Tập đoàn và các cơng ty con trong Tập đồn sẽ có cơ hội để ngày càng khẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu phát triển của PVFC đến năm 2015 và định hướngđến năm 2025 đến năm 2025

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng PVFC trở thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại VN. Đến năm 2015 PVFC sẽ là Tập đồn tài chính quan trọng nhất, là xương sống

trong các định chế tài chính khác của Tập đồn Dầu khí VN, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về mơ hình tổ chức: Xây dựng PVFC hoạt động theo mơ hình

Cơng ty Mẹ - Cơng ty Con. Cơng ty mẹ là Tập đồn Tài chính Dầu khí, Cơng ty con là các cơng ty có vốn góp chi phối của Cơng ty mẹ trong một số lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành như quản lý quỹ, tư vấn tài chính, bất động sản, chứng khốn, truyền thơng...

b) Về quản lý:

+ Xây dựng bộ máy hoạt động đủ mạnh để hỗ trợ Ban lãnh đạo PVFC ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy và chính xác, đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc hệ thống PVFC.

+ Hình thành các công ty con hoạt động chuyên sâu trong các nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, tích cực tham gia vào TTCK trong và ngoài nước. Chuẩn bị điều kiện để sớm có Chi nhánh, Văn phịng đại diện ở nước ngồi để tham gia vào hoạt động của thị trường vốn quốc tế.

+ Xây dựng hệ thống các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ để quản trị điều hành hệ thống đúng pháp luật. Phân định rõ trách nhiệm của từng chức danh, đề cao kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ được giao. Phân quyền để tạo quyền chủ động của các đơn vị thuộc hệ thống; quản trị điều hành thống nhất trong toàn hệ thống.

+ Ưu tiên phát triển CNTT phục vụ các hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ và đầu tư. Ứng dụng CNTT trong tất cả các nghiệp vụ của Công ty. Sử dụng các sản phẩm điện tử, mạng thơng tin nội bộ trong tồn hệ thống PVFC

nhằm quản lý kinh doanh an toàn, nhanh chóng, chính xác. Sử dụng thành quả CNTT để thu thập thơng tin và quảng bá hình ảnh Cơng ty.

+ Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đảm bảo hoạt động của Cơng ty phải được kiểm tra, sốt xét cả trước và sau khi thực hiện nhằm đảm bảo mọi hoạt động của PVFC đúng pháp luật, thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy trình mà Cơng ty áp dụng để giảm thiểu mọi rủi ro.

+ Thiết lập và áp dụng có hiệu quả hệ thống thơng tin kiểm sốt nội bộ đảm bảo cập nhật thông tin, báo cáo quản trị phục vụ cho quá trình xử lý và ra quyết định kịp thời.

c) Về địa bàn hoạt động: Tập trung phát triển hoạt động tại các khu

vực trung tâm Dầu khí, tài chính ngân hàng, trung tâm kinh tế của VN và một số chi nhánh, văn phịng đại diện ở nước ngồi phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đồn Dầu khí VN và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế.

d) Về KH: KH của PVFC là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài

nước, đối tượng phục vụ chủ yếu là Công ty mẹ, các đơn vị thành viên và đội ngũ CBNV ngành Dầu khí, các tổ chức và cá nhân có quan hệ hợp tác cùng phát triển.

e) Về mối quan hệ với các định chế tài chính khác trong Tập đoàn:

Quan hệ hỗ trợ, hợp tác với các định chế tài chính khác trong Tập đồn Dầu khí để cùng phát triển vì mục tiêu chung của ngành.

Một số chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:

3 T ỷ su ất L ợi nh uậ n tr ướ c th uế /V 15 - 1 7 % . 19 - 2 0 % . 20 - 25 % . 5 G iá tr ị D N T ươ n g đươn g 3 t ỷ T ươ n g đươn g 5 t ỷ U S D nă m Tư ơn g đư ơn g 10 t ỷ

3.1.2.3. Định hướng phát triển mơ hình QTRR tín dụng của PVFC

Xây dựng mơ hình QTRR linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với hoạt động của PVFC. Cụ thể:

- Gắn trách nhiệm giám sát của Ban Quản trị và Ban điều hành cấp cao

trong việc tham gia vào quá trình QTRR dưới hình thức đưa ra các chính sách, trình tự và xây dựng một hệ thống cấp bậc hiệu quả để thi hành và thực hiện các chính sách đã đề ra.

- Hợp nhất QTRR: việc QTRR phải được thực hiện một cách đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối, nhằm hạn chế tối đa rủi ro ở dạng tiềm tàng và hạn chế rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng.

- Thường xun đánh giá rủi ro để kiểm soát và quyết định kế hoạch hành động trong tương lai.

- Xem xét độc lập: đây chính là yếu tố then chốt để hạn chế rủi ro, cụ thể những người đánh giá, giám sát rủi ro phải hoàn toàn độc lập với những người tạo ra rủi ro/chấp nhận rủi ro và có đủ thẩm quyền, trình độ chuyên môn và vị thế trong tổ chức để việc nhận dạng và báo cáo QTRR có thể được hồn thành mà khơng có bất kỳ trở ngại nào lên Ban điều hành cấp cao và Ban Quản trị.

- Các bộ phận trong toàn hệ thống khác cũng chịu trách nhiệm ngang nhau về các rủi ro mà họ đang có. Ngun tắc này địi hỏi mọi thành viên của tổ chức, bao gồm người nhận rủi ro, người kiểm soát rủi ro và các bộ phận có liên quan khác cần xác định rõ trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động QTRR của tổ chức: từ nhận dạng, chấp nhận, đánh giá, theo dõi, giám sát và kiểm soát rủi ro.

- Lập kế hoạch khẩn cấp: xây dựng cơ chế để nhận biết các tình huống căng thẳng trước thời hạn và các kế hoạch để giải quyết các tình huống khác thường như vậy một cách kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh.

- Đảm bảo tồn bộ rủi ro của Tổng cơng ty được duy trì ở các mức độ thận trọng và phù hợp với nguồn vốn sẵn có.

- Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp cũng như các cá nhân chịu trách nhiệm về việc QTRR tín dụng có đủ trình độ chun mơn và kiến thức để hoàn thành chức năng QTRR.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)