Công cụ QTRRTD tại PVFC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 49 - 52)

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC 1.

2.2.2.3. Công cụ QTRRTD tại PVFC

a) Cơ chế phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng: Hệ thống

phê duyệt tín dụng của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức tín dụng cụ thể. Cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được xây dựng trên cơ sở năng lực của từng cấp cũng như đặc thù tín dụng của từng đơn vị và được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:

 Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN;  Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp tín dụng;

 Tuân thủ tỷ trọng, hạn mức tín dụng; đảm bảo an tồn, chất lượng và

 Quyết định cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc quyết định

cao nhất, nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/khơng đồng ý/ý kiến khác về phương án cấp tín dụng và được quyền bảo lưu ý kiến. Cấp cao nhất theo phân cấp hạn mức tín dụng là cấp có quyết định cuối cùng;

 Người tham gia phê duyệt tín dụng khơng đồng thời là người thẩm

định, kiến nghị cấp tín dụng;

 Quyết định cấp tín dụng phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó

thể hiện đầy đủ các nội dung phê duyệt về điều kiện cấp tín dụng như số tiền cấp tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, mục đích cấp tín dụng, tài sản bảo đảm, lãi suất, phí, các điều kiện cấp tín dụng và các điều kiện giải ngân.

 Cấp được phân quyền phê duyệt tín dụng phải định kỳ báo cáo về tình hình phê duyệt tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Pháp luật và PVFC.

b) Giới hạn an tồn trong hoạt động tín dụng: Ngồi việc tn thủ

tuyệt đối các giới hạn tín dụng theo quy định của NHNN, PVFC cịn đặt ra các giới hạn tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của TCT nằm trong giới hạn an tồn theo khả năng về nguồn vốn, khả năng quản lý, kiểm sốt của mình.

Các giới hạn tín dụng tại PVFC bao gồm: Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong một thời kỳ; giới hạn tăng trưởng tín dụng theo từng KH, nhóm KH, ngành nghề, kỳ hạn, loại tiền cho vay; tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; giới hạn về tỉ lệ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ; giới hạn vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro.

c) Đánh giá các rủi ro của sản phẩm tín dụng mới: Các sản phẩm tín

dụng mới tại PVFC đều phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là về các rủi ro có khả năng phát sinh liên quan đến sản phẩm. Tại PVFC các sản phẩm tín dụng mới đều phải trải qua quy trình phát triển sản phẩm và được HĐQT phê duyệt.

Thông thường, một sản phẩm sẽ được áp dụng thí điểm tại đơn vị đề xuất. Sau một khoảng thời gian nhất định – tùy từng loại sản phẩm – HĐQT sẽ đánh giá lại tính hiệu quả và khả thi của sản phẩm. Trường hợp đáp ứng được các yêu cầu đề ra sẽ được phép áp dụng trên toàn hệ thống.

d) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngày 9/9/2009, PVFC đã chính thức áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc chấm điểm, xếp hạng các KH nhằm phục vụ cho việc quản lý tín dụng tại các đơn vị, cụ thể như:

- Ra quyết định tín dụng: Kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng như một trong những căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định tín dụng. Đây là giai đoạn xem xét đánh giá rủi ro tín dụng từ các đơn xin vay để từ đó xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay khơng phê duyệt cấp tín dụng.

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang cịn dư nợ; Thứ hạng khách hàng cho phép các đơn vị lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.

- Kiểm sốt rủi ro tín dụng: Kết quả xếp hạng góp phần đo lường mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại các đơn vị một cách hợp lý, là cơ sở để kiểm sốt rủi ro tín dụng đạt hiệu quả hơn.

- Góp phần xây dựng cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với cán bộ chấm điểm chính xác hơn thơng qua việc đánh giá q trình sử dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của cán bộ chấm điểm tại các đơn vị.

e) Báo cáo QTRR tín dụng

Định kỳ hàng quý, Ban QTRR tổng hợp báo cáo QTRR tín dụng gửi HĐQT và Ban Tổng giám đốc. Báo cáo QTRR tín dụng hàng q bao gồm nhưng khơng hạn chế ở những nội dung sau:

 Tổng dư nợ, tăng trưởng dư nợ, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.  Tình hình thực hiện danh mục TD và chính sách tín dụng;  Tình hình thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an tồn;

 Tình hình nợ xấu, đánh giá chất lượng TD;  Đề xuất xử lý nợ xấu và phát triển TD;

 Báo cáo việc thực hiện các giới hạn về vốn tự có, về tổng dư nợ.

Việc báo cáo kịp thời đầy đủ tình hình tín dụng hàng quý, giúp các cấp lãnh đạo, bao gồm HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, có được cái nhìn tồn diện về tình hình cấp tín dụng trong tồn thệ thống, từ đó có các quyết sách phù hợp nhằm điều tiết hoạt động tín dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam PVFC (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)