3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động QTRRTD tại PVFC
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng TSBĐ
TSBĐ là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của KH, đồng thời cũng là biện pháp xử lý rủi ro tín dụng thường thấy tại các CTTC. Do vậy, PVFC cần phải thường xuyên thực hiện đánh giá chất lượng TSBĐ được chấp thuận để cấp tín dụng. Có quy định bằng văn bản về các tiêu chí đánh giá cụ thể và tần suất đánh giá lại. VD, nếu sử dụng đánh máy móc thiết bị để làm TSBĐ, cần xem xét theo từng tiêu chí cụ thể như máy mới, máy cũ với mức độ khấu hao, mức độ chuyên ngành, thị trường tiêu thụ ... và có hướng dẫn cụ thể cách đánh giá, bao lâu đánh giá lại hoặc kiểm tra lại. Nếu trái phiếu được sử dụng làm TSBĐ, cần xem xét những trái phiếu được xếp loại cao (AA hoặc BBB) bởi các cơng ty đánh giá có tên tuổi.
3.2.3. Hồn thiện hệ thống các công cụ QTRRTD
3.2.3.1. Hồn thiện các cơng cụ đo lường và đánh giá RRTD
- Thực hiện đánh giá lại tính hiệu quả và phù hợp của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để từ đó có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới. Cần xây dựng hướng dẫn cụ thể trong kiểm tra tính chính xác và đánh giá tính hợp lý và hiệu lực của bộ chỉ tiêu sử dụng trong mơ hình chấm điểm. Việc đánh giá và kiểm tra cần được thực hiện bởi một bộ phận độc lập và có kế hoạch đánh giá lại định kỳ.
- Vận dụng kết quả xếp hạng khách hàng để đề xuất các biện pháp QTRR thích hợp như chính sách PLN, chính sách KH, chính sách kiểm sốt và đánh giá tín dụng và định hướng được hoạt động tín dụng của TCT.
3.2.3.2. Giám sát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả
Việc giám sát RRTD cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng tại PVFC.
- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu
hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Năm 2009, PVFC đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đây là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng và đánh giá chất lượng các khoản tín dụng, theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng và tình trạng của KH. Tuy nhiên, để chất lượng tín dụng đạt hiệu quả hơn, việc giám sát từng khoản vay cịn phải thực hiện thơng qua:
+ Rà sốt và phân tích báo cáo tài chính một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của KH vay vốn.
+ Thăm thực địa KH: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động kinh doanh của KH thì việc phân tính báo cáo tài chính là chưa đủ mà CBTD cần phải thường xuyên đi thực địa KH, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, TSBĐ. Hơn nữa việc đi thăm thực địa cịn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính do KH cung cấp.
- Giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Việc phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên là cơ sở đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời, được rủi ro mang tính hệ thống gây tổn thất lớn cho PVFC.
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định
Mơi trường kinh tế chính trị xã hội là một nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động QTRRTD. Trong điều kiện hội nhập tồn cầu, mơi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các DN ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các DN, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN cũng như hỗ trợ các DN, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái. Điều này giúp đảm bảo duy trì hoạt động của các DN hay chính là đảm bảo cho khả năng trả nợ của các DN đối với các TCTD nói chung và PVFC nói riêng.
3.3.1.2. Tạo lập và hồn thiện mơi trường pháp lý bảo đảm an tồntín dụng tín dụng
Để khuyến khích các DN, các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất, Nhà nước cần phải tạo lập được một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách đồng bộ, ổn định và hợp lý. Mọi quyết định mà Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra một quyết định mới
một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi khiến cho các DN, các nhà đầu tư hoang mang.
Đối với các CTTC, trong thời gian vừa qua, mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng đã được hồn thiện và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, cụ thể Nhà nước đã ban hành một số văn bản như:
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. - Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Luật các TCTD số 47/2010/QH12
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
- Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
Những văn bản trên về cơ bản đã khắc phục được những tồn tại, bất cập hệ thống văn bản cũ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD nói chung và CTTC nói riêng trong q trình hoạt động. Tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, Nhà nước cần phải sửa đổi và bổ sung một số nội dung như:
- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về quyền sở hữu tài sản khi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều TCTD.
- Sửa đổi pháp lệnh thương phiếu hoặc nâng lên thành luật, đồng thời tạo môi trường để pháp lệnh đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, CTTC.
- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, quy định cụ thể hơn những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của TCTD và các cơ quan, ban ngành có liên quan…Hiện nay mặc dù Luật và các văn bản liên quan có quy định các TCTD có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi KH không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý để TCTD thực hiện được quyền này hiện chưa đảm bảo và chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Tiến độ xử lý khi các TCTD chuyển hồ sơ sang Trung tâm bán đấu giá tài sản còn chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Do vậy, để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hồn thiện quy trình xử lý TSBĐ từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các TCTD nhanh chóng thu hồi được nợ thơng qua việc xử lý các TSBĐ.
3.3.1.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Việc vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các TCTD hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn do việc tiếp cận các thơng tin chấm điểm như triển vọng ngành, các chỉ số trung bình ngành hiện vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là khơng có.
Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá KH trên cơ sở so
sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các TCTD có những quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng: Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các DN áp dụng, NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với thực tế.
- Thường xuyên thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm sốt dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động TD, lành mạnh hóa các CTTC, đưa hoạt động TD vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các TCTD nói chung và các CTTC nói riêng có đầy đủ thơng tin về KH vay, NHNN cũng cần có những biện pháp tun truyền thích hợp để các CTTC nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thơng tin tín dụng.
- Nghiên cứu trình Quốc Hội đưa vào Luật các TCTD nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của các TCTD để thu hồi, xử lý nợ theo thỏa thuận.
- Xây dựng cơ chế sử dụng tài khoản quản lý tiền vay đối với các CTTC trong việc kiểm sốt khoản vay của khách hàng. Việc có được một cơ chế rõ ràng, cụ thể như vậy sẽ hạn chế rủi ro cho các CTTC nói chung và PVFC nói riêng trong việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý tín dụng, giúp ngăn
ngừa được các hành vi gian lận, phá vỡ cam kết, hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu.
- Thành lập bộ phận cảnh báo rủi ro của NHNN. NHNN cần có một bộ phận cảnh báo rủi ro độc lập để thơng báo cho các TCTD, CTTC có biện pháp ứng phó kịp thời với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về QTRRTD, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các Nghị định, Quy định, Thông tư mới trong hoạt động cho vay của các TCTD nói chung, CTTC nói riêng, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách QTRRTD của các TCTD, CTTC.
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn cầu, chất lượng tín dụng của Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, chỉ ra những mặt cịn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải định hướng và mục tiêu phát triển của Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Một số giải pháp khác nằm ngồi tầm quyết định của Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Cơng ty tài chính cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cơ và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS.Nguyễn Văn Định, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Vinh Danh (1999), Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Chính trị.
3. Ngơ Quang Hn (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính Thực tiễn
và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh
Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Trung (2007), “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên Hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro”, Tạp chí Ngân hàng, (6), Tr.9-12.
11. Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam - cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, (24), Tr.10-12.
12. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16),Tr.33-35.
13. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Tr.29-33.
14. Phan Minh Ngọc (2007), “Nợ khó địi trong ngành Ngân hàng Trung Quốc – một số liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (2), Tr.23-24. 15. Nguyễn Thị Kim Nhung (2006), “Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính góp phần giải phóng vốn đầu tư phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế tốn, (8), Tr.5-7,12. 16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật ngân hàng Việt
Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
17. Học Viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
18. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2004. 19. Sổ tay tín dụng Ngân hàng cơng thương năm 2004.
20. Sổ tay tín dụng ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2004. 21. Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh của Tổng Cơng ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam năm 2007, năm 2008 và năm 2009.
22. Bảng cân đối kế tốn của Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2007, năm 2008 và năm 2009.
23. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí năm 2007, năm 2008 và năm 2009.
Tiếng Anh