Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động cho vay bất động sản phù hợp với đặc thù của thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu cho vay bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

- Thứ năm, các sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cá nhân còn nghèo nàn và chưa hấp dẫn khách hàng Định hướng phát triển của BIDV là

3.2.1.Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động cho vay bất động sản phù hợp với đặc thù của thị trường bất động sản

VA PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1.Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động cho vay bất động sản phù hợp với đặc thù của thị trường bất động sản

cho vay bất động sản phù hợp với đặc thù của thị trường bất động sản

Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước còn nhiều bất ổn, thêm vào đó thị trường BĐS cũng diễn biến hết sức phức tạp thì việc BIDV đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý định hướng điều hành hoạt động cho vay BĐS là một việc làm hết sức cấp thiết.

Thị trường bất động sản có mối liên hệ mật thiết với thị trường tài chính do thị trường này có giá trị lớn, mọi giao dịch đầu tư kinh doanh BĐS đòi hỏi một lượng vốn lớn. Vì vậy khi BĐS sụt giá nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ khó đòi, kéo theo các tổ chức tín dụng vào vòng xoáy của

khủng hoảng. Tuy nhiên, dù có khá nhiều rủi ro trong cho vay BĐS, đây vẫn là mảng tín dụng quan trọng trong cơ cấu các khoản vay của ngân hàng. Vì vậy, điều quan trọng là các ngân hàng trong đó có BIDV phải kiểm soát được vốn đầu tư vào BĐS, sàng lọc kỹ các dự án và theo dõi chặt chẽ sự biến động của thị trường BĐS để điều chỉnh dư nợ cho vay BĐS ở mức độ thích hợp.

BIDV cần xây dựng một chiến lược cho vay BĐS phù hợp, ban hành các sản phẩm đặc thù cho vay BĐS trong từng thời kỳ, phù hợp với thực trạng thị trường BĐS thời kỳ đó. Quy định cụ thể về nghiệp vụ cho vay, đảm bảo kiểm soát rủi ro mang tính hệ thống, khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS ở mức hợp lý, trên cơ sở cân đối với nguồn vốn huy động và tổng mức tín dụng cho nền kinh tế.

- Cần thu thập thông tin về mức thu nhập, nhu cầu về thuê, mua, xây nhà của khách hàng để xây dựng chính sách triển khai hoạt động cho vay BĐS tập trung vào mảng nào. Trên cơ sở nắm bắt sơ đồ phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thông tin về các dự án sẽ và đang thực hiện, mức độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của các loại hình BĐS để lựa chọn cho vay vào loại hình BĐS phù hợp.

- Cần thẩm định các sản phẩm cho vay BĐS đặc biệt là các dự án vay có giá trị lớn trên cơ sở nguồn vốn tự có của khách hàng và vốn huy động trung dài hạn, hạn chế sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay BĐS nhằm tránh rủi ro do khó khăn về thanh khoản.

- Cần thiết lập hiệu quả các giới hạn tín dụng liên quan đến hoạt động cho vay BĐS, đặc biệt là cho vay kinh doanh BĐS trên cơ sở phân chia theo nhu cầu: xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh; xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; xây dựng khu đô thị; xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; xây dựng văn phòng cho thuê. Giới hạn tỷ trọng dư nợ BĐS trên tổng dư nợ vay ở tỷ lệ hợp lý trong từng thời kỳ, phù hợp với

thực tế thị trường BĐS (hiện tại tỷ lệ hợp lý nên ở mức <10%), điều này sẽ giúp BIDV hạn chế tập trung vốn tín dụng vào BĐS, góp phần hạn chế rủi ro mang tính hệ thống.

Một phần của tài liệu cho vay bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)