- Thứ ba: Ngân hàng cần có chế độ tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân sự hiệu quả bởi đây chính là nguồn cung cấp những đánh giá
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HANG ĐẦU TƯ VA PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Dưới đây là bảng tổng kết số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV từ năm 2007 đến 2010.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản 204.992 243.867 296.432 359.482
Huy động vốn cuối kỳ 149.744 200.539 203.298 243.694
Dư nợ tín dụng cuối kỳ 125.596 149.418 206.402 247.084 Trích dự phòng rủi ro trong năm 3.445 3.910 2.012 3.063
Lợi nhuận trước thuế 2.112 2.428 3.605 4.626
ROA (%) 0,87 0,75 1,04 1,13
ROE 13,40 13,60 18,11 17,96
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13]
Tổng tài sản BIDV liên tục gia tăng qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản đạt 366.268 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2009 (296.432 tỷ đồng). Với quy mô tổng tài sản như trên, BIDV vẫn giữa vị trí thứ 2 trên thị trường nội địa sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13]
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 4.626 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009.
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13]
Trong tổng thu nhập thuần, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức trên 50%, năm 2010 là 77,4%. Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập thuần từ các hoạt động năm 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13]
2010 tăng lên 1,13%. Chỉ số ROE giảm nhẹ từ 18,11% năm 2009 xuống còn 17,96% năm 2010. Các chỉ số này thể hiện hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.
Biểu đồ 2.4: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời năm 2009, 2010.
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13] * Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn luôn được BIDV chú trọng quan tâm. Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn bổ sung cho nhu
cầu thanh khoản. Có được kết quả đó là do ngân hàng đã đa dạng hoá nguồn
vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiêu quả bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 03 đến 05 năm và đặc biệt là phát hành thành công trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2… Mặt khác, kể từ năm 2007 đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện
cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao. Thị phần huy động vốn của BIDV luôn giữ mức tương đối cao và ổn định trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động 2007-2010
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn huy động 149.744 200.539 203.298 243.694 Tiền gửi 76 78 78 81 Tiền vay 8 8 8 8 Phát hành giấy tờ có giá 16 14 14 11 Thị phần huy động vốn 16 12,8 13 14
Nguồn:Báo cáo thường niên BIDV [13]
Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong những năm qua cũng có xu hướng tăng trưởng liên tục. Năm 2009 là 17.639 tỷ đồng, đến năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên 24.220 tỷ đồng. Điều này góp phần vào việc tăng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Biểu đồ 2.5: Vốn chủ sở hữu qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13] * Hoạt động sử dụng vốn
Phát triển Việt Nam luôn đứng thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đã khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng 2007 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Số tiền (tỷ đồng) +/- (%) Dư nợ 125.596 34 149.418 18, 9 206.402 38, 1 248.898 20,6
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV [13]
Năm 2009 dư nợ tín dụng đạt 206.402 tỷ đồng, tăng trưởng 38,1% so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng là 20,6% ở mức 248.898 tỷ đồng. Các tỷ lệ tăng trưởng này đều tuân thủ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng đã nhận được sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, công nghiệp khai khoáng…Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các Tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững.
Trong những năm vừa qua, công tác tín dụng của BIDV đã có những chuyển biến theo hướng tích cực:
- Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả và độ an toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.
- Tăng tỷ trọng cho vay thương mại, giảm tỷ trọng cho vay chỉ định và theo kế hoạch nhà nước.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. - Tăng tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, giảm tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo.
* Hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian tài chính
Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động