- Thứ năm, các sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cá nhân còn nghèo nàn và chưa hấp dẫn khách hàng Định hướng phát triển của BIDV là
VA PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
Việc kiểm tra đầy đủ, thường xuyên khách hàng vay góp phần kiểm soát khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hay có biểu hiện lừa đảo…
Tuân thủ đúng các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng trong hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật, thẩm định tuân thủ về các quy định pháp luật về đất đai, đầu tư, và xây dựng; xem xét, quyết định cho vay các dự án đầu tư BĐS trên cơ sở các chủ đầu tư có năng lực tài chính và phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, có biện pháp
phòng ngừa rủi ro do biến động của giá cả BĐS.
Tăng cường công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình sử dụng vốn của các khách hàng vay bao gồm:
- Tiến độ giải ngân cho dự án, phương án vay vốn - Tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích vay vốn - Kết quả, hiệu quả thực hiện dự án, phương án vay vốn. - Kết quả, hiệu quả thực hiện dự án, phương án vay vốn.
- Hiện trạng về tài sản bảo đảm tiền vay: trị giá và tính thanh khoản của tài sản.
- Tình hình tài chính, tình hình thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng. - Tình hình trả nợ gốc và lãi.
- Thông tin về những biến động của thị trường BĐS nói chung và nền kinh tế nói riêng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay đòi hỏi cán bộ phải trực tiếp thu thập thông tin từ khách hàng, bám sát khách hàng. Cán bộ có thể căn cứ vào các nguồn sau:
- Các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ tháng, quý, năm (đối với khách hàng là doanh nghiệp)
- Các báo cáo, chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay.
- Bảng theo dõi quá trình cho vay, trả nợ gốc và lãi của khách hàng. - Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng.
- Các thông tin về thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.