Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thẻ thanh toán tại NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28)

8 1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thẻ thanh toán tại NHTM

1.4.1Các chỉ tiêu định lượng

1.4.1.1 Mạng lưới thanh toán

Để phục vụ cho sự phát triển thẻ thanh tốn khơng thể khơng kể đến chỉ tiêu mạng lưới máy ATM, các đơn vị chấp nhận thẻ được lắp đặt. Với mong muốn phát triển hơn nữa thẻ thanh toán, các ngân hàng ngày càng gia tăng việc phát hành thẻ nhằm gia tăng doanh sớ thanh tốn thẻ với mục đích gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mình. Để đáp ứng các mục tiêu trên ngân hàng cần phải có mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển tương xứng, để phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ diễn ra liên tục, đáp ứng đầy đủ hàng triệu triệu khách hàng thẻ mới tăng lên mỗi năm.

1.4.1.2 Số lượng thẻ phát hành

Số lượng thẻ thanh tốn phát hành là tổng sớ lượng thẻ thanh toán phát hành trong kỳ của NHTM, bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ trả trước, thẻ tín dụng. Thông thường các NHTM thường dựa vào số lượng thẻ phát hành để đánh giá sự phát triển của thẻ thanh tốn. Tuy nhiên, khơng nên căn cứ vào số lượng

thẻ đa phát hành mà phải dựa vào số lượng thẻ đang hoạt động, con số này mới đánh giá chính xác sự phát triển của thẻ thanh toán các ngân hàng hiện nay.

1.4.1.3 Doanh số thanh tốn

Doanh sớ thanh toán thẻ là tổng giá trị các giao dịch thanh toán qua thẻ trong kỳ của NHTM. Doanh sớ thanh tốn thẻ là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động thanh toán thẻ. Doanh sớ thanh tốn càng lớn thì lợi nhuận thu được từ thanh tốn thẻ càng cao. Vì vậy, các ngân hàng có rất nhiều hoạt động nhằm gia tăng doanh sớ thanh tốn như khuyến mai, chiết khấu khi thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ, gia tăng tiện ích của thẻ, chăm sóc khách hàng thẻ,... để mang lại sự hài lịng cao nhất đến các đới tượng khách hàng thẻ thanh toán.

1.4.1.4 Doanh thu tư hoạt động thẻ

Doanh thu từ thẻ thanh toán bao gồm tất cả khoản phí thu được trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán cũng như sử dụng các dịch vụ gia tăng của thẻ như phí mở thẻ, phí cấp lại thẻ, phí thường niên, phí in sao kê, phí cấp lại PIN, phí mở khóa thẻ,... Doanh thu từ thẻ thanh toán cũng là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động thanh toán thẻ. Doanh thu từ thẻ thanh toán càng tăng cao phản ánh hoạt động thanh tốn thẻ càng phát triển, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

1.4.2 Các chỉ tiêu định tính

Ngoài các chỉ tiêu định lượng đa nên trên cịn có các chỉ tiêu khác đánh giá sự phát triển của thẻ thanh toán tại NHTM như:

- Sự đa dạng về sản phẩm thẻ:

Hiện nay nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, phong phú nên các ngân hàng đang nổ lực triển khai cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng, hình thức đẹp để đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng. Sản phẩm thẻ càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tớt nhu cầu của khách hàng thì sớ lượng thẻ được phát hành ngày càng nhiều, điều đó làm gia tăng thị phần của ngân hàng.

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì tính năng thẻ quyết định khá lớn tới sự lựa chọn thẻ của khách hàng. Vì vậy, chất lượng dịch vụ thẻ được xem là một việc làm cần thiết đối với mỗi NHTM khi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Thơng qua đó, ngân hàng sẽ đánh giá được chính xác dịch vụ thẻ của mình có đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng khơng để tiếp tục có những chính sách đầu tư cho công nghệ, con người, đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến thẻ.

- Các sản phẩm lõi để tạo ra sự khác biệt:

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thẻ đa dạng về hình thức, mẫu ma cũng như tính năng. Vì vậy, các ngân hàng cần có những sản phẩm lõi nhất định để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để mỗi một sản phẩm thẻ chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng.

- Chú trọng thị trường cũ, quan tâm thị trường mới:

Khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào, ngân hàng đều phải đề ra cho mình mục đích tham gia thị trường, kế hoạch phát triển và chiến lược để phát triển sản phẩm đó. Mỗi một sản phẩm ra đời cũng đều hướng đến một thị trường nhất định. Tuy nhiên bên cạnh việc cho ra đời những sản phẩm mới, hướng đến những thị trường mới thì việc chú trọng duy trì và phát triển sản thẻ tại thị trường hiện tại là điều cần thiết để duy trì và gia tăng doanh sớ cũng như sớ lượng thẻ phát hành.

- Gia tăng hình ảnh thương hiệu:

Sản phẩm thẻ là một sản phẩm gắn liền với cơng nghệ cao, địi hỏi những ngân hàng có đủ tiềm lực tài chính mới có thể đầu tư phát triển. Khi sản phẩm thẻ của ngân hàng được người tiêu dùng sử dụng rộng rai có nghĩa là người tiêu dùng đang đánh giá cao chất lượng sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu và uy tín của ngân hàng. Như vậy, kinh doanh thẻ cũng làm tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao một hình ảnh mới cho ngân hàng trên thị trường.

1.5Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán của các nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Mỹ:

Mỹ là quốc gia sinh ra thẻ, đồng thời cũng là nơi phát triển nhanh nhất của các loại thẻ. Đây là thị trường rộng lớn và năng động nhất về thẻ tín dụng. Với những đặc điểm lớn mạnh nên thị trường đa ngày càng được phân chia và sản phẩm ngày càng đa dạng. Mặc dù thị trường này đa bao hòa, việc sử dụng thẻ vẫn tiếp tục tăng mạnh về mọi mặt. Vì vậy các bài học kinh nghiệm của Mỹ thường được áp dụng nhanh chóng tại các nước khác trên thế giới. Cụ thể:

Đặc điểm nổi bật của thị trường Mỹ là hoạt động tiêu dùng phát triển rất mạnh. Vì vậy các tổ chức phát hành thẻ tại Mỹ tập trung chủ yếu vào việc phát triển thẻ tín dụng. Các sản phẩm thẻ tín dụng rất đa dạng, người tiêu dùng Mỹ với một mức thu nhập thường xuyên bất kỳ đều có thể lựa chọn cho mình một hình thức vay nợ phù hợp.

Bên cạnh đó, Mỹ rất quan tâm đến việc gia tăng tiện ích cho chủ thẻ với độ bảo mật tối đa. Mỹ là nước đầu tiên thực hiện việc kết nối mạng để sử dụng chung máy ATM giữa các ngân hàng.

Các tổ chức thẻ của Mỹ luôn đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh thẻ phù hợp với từng thị trường và từng phân khúc khách hàng. Chẳng hạn tổ chức thẻ American Express nhờ có những định hướng đúng đắn đa làm cho tổ chức thẻ du lịch và giải trí của Mỹ này trở thành một tập đoàn kinh doanh thẻ lớn trên thế giới: Ngay từ khi chiếc thẻ Amex ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, Tổ chức này đa xác định cho mình thị trường chủ yếu đó là giới bình dân. Họ cho rằng đây mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu. Để cạnh tranh với các tổ chức lớn như Visa Card và Master Card, tổ chức này đa không ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Tháng 11 năm 1998, khi American Express tung ra thị trường thẻ Ấn Độ các thẻ tín dụng của mình, họ đa gặp rất nhiều khó khăn như: thu nhập có thể dùng để chi tiêu của dân nước này không cao, ngoài ra người Ấn Độ thích sử dụng tiền mặt và hầu hết người sử dụng

thẻ tín dụng đều thanh toán các hoá đơn thanh toán của họ trước khi chúng bắt đầu phát sinh các khoản lai phải trả ngân hàng. Đứng trước thách thức này, American Express đa quyết tâm tập trung vào những người đang sử dụng thẻ tín dụng bằng cách cung cấp cho họ những khoản tín dụng rẻ hơn. Khi mới xâm nhập vào thị trường Canada, American Express thấy khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên họ chỉ chấp nhận thẻ của hiệp hội Visa và Master đa hoạt động lâu đời ở đây. Đánh giá được thuận lợi của đối thủ, American Express đa tạm thời hướng vào mục tiêu chính là người du lịch Canada và ngành hàng không nước này. Với một số những giải pháp đa thực hiện, American Express hiện nay đa thực sự trở thành một tổ chức thẻ lớn trên thế giới.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ luôn quan tâm và đưa ra những chính sách kịp thời để phát triển sản phẩm thẻ, đảm bảo an toàn cho hệ thống thẻ phát triển. Mới đây nhất, trước tình trạng gian lận thẻ tín dụng và đánh cắp thông tin cá nhân ngày càng gia tăng tại Mỹ, Tổng thống Barack Obama ngày 17/10/2014 đa ký sắc luật áp dụng các biện pháp an ninh mới về bảo mật hệ thớng thanh tốn của chính phủ. Theo sắc luật trên, kể từ tháng 1/2015, các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của chính phủ sẽ được gắn thêm chip và số PIN để đảm bảo tính bảo mật. Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng Mỹ cũng đa kêu gọi người dân thường xuyên quản lý tài khoản của mình, báo cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp thẻ ngay lập tức nếu nghi có dấu hiệu gian lận. Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân cảnh giác không rơi vào "bẫy" của bọn tội phạm mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thông qua thư điện tử hoặc điện thoại.

- Kinh nghiệm của Pháp:

Người Pháp là các chủ thể năng động nhất của Châu Âu, điều đó được thể hiện qua tần sớ sử dụng thẻ. Mặc dù thẻ ngân hàng trên thị trường này chủ yếu là thẻ ghi nợ hoặc thẻ tính tiền và chưa phát triển với các loại thẻ có cung cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn. Kinh nghiệm của Pháp vẫn là một bài học quý giá đáng để chúng ta học hỏi:

Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thị trường thẻ thanh toán Pháp là sự xuất hiện của một đơn vị duy nhất làm nhiệm vụ tổ chức đại diện cho hầu hết tất cả các ngân hàng phát hành và chấp nhận thẻ tại Pháp với cái tên là Groupement dé Cartes Bancaires ( Groupement CB) . Groupement CB là động lực quan trọng trong việc phát triển thẻ thanh tốn tại Pháp. Sự thành cơng của tập đoàn này chính là ở nguyên lý mỗi ngân hàng hiệp hội groupement CB chủ yếu phát hành thẻ ghi nợ bằng cách tham gia vào chương trình thẻ thị trường thẻ ghi nợ nội địa Carte Blue (CB), hoặc tham gia vào các chương trình thẻ thanh tốn q́c tế (Visa và Mastercard), mặc dù khơng có sớ liệu đầy đủ nhưng ước tính chỉ có khoảng 5 - 10% thẻ của groupement CB cung cấp hình thức Tín dụng tuần hoàn.

Để phát triển thẻ tín dụng, các ngân hàng tại Pháp tìm kiếm sự trợ giúp của các cơng ty tài chính và liên kết với các hang sản xuất. Cụ thể là sự thành công của Cetelem liên kết với hệ thớng Carte Aruore đa đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi hướng đi của nền công nghiệp thẻ.

- Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Để có được thành cơng như hiện nay, Trung Q́c đa có rất nhiều cải cách thay đổi cho phù hợp với đặc điểm đất nước, dân cư, trình độ dân trí… để khắc phục những hạn chế mà giao dịch sơ khai của hoạt động thị trường thẻ vấp phải:

Thứ nhất, phổ cập kiến thức về thẻ thanh toán trong xa hội, đơn giản thủ tục đăng ký và thanh tốn thẻ. Theo khảo sát thị trường của Mastercard phới hợp với tạp chí phụ nữ Trung Quốc tiến hành, gần 60% những người được hỏi ý kiến cho rằng thủ tục phiền hà là trở ngại chính cho việc đăng ký thẻ Tín dụng. Điều đó khiến cho các ngân hàng trong nước đang ngày càng chú ý hơn đối với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký sử dụng thẻ thanh toán và thời hạn chấp nhận đơn đề nghị được rút x́ng cịn 2 tuần. Ngoài ra các ngân hàng đi đầu như Bank of China còn thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng 24h giờ/ ngày chuyên trả lời những thắc mắc về thẻ.

Thứ hai, lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm thị trường. Để hấp dẫn khách hàng sử dụng thẻ thanh tốn, các ngân hàng nội địa cũng có rất nhiều chiến dịch quảng cáo. Ngoài Ngân hàng Bank of China kết hợp với một số trung tâm thương mại phát hành thẻ Tín dụng VIP, Ngân hàng Phát triển Quảng Châu thì lại tập trung vào người tiêu dùng nữ giới để phát hành thẻ Tín dụng. Ngân hàng Doanh thương Trung Quốc đa phát hành thẻ Tín dụng với mức thấu chi cao nhất từ trước đến nay là 50.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 6.000USD. Ngày đầu tiên đa có hơn 3.000 người đăng ký sử dụng thẻ. Ngân hàng Bank of China phát hành thẻ Tín dụng trực tuyến với tên gọi BOC Virtual mastercard. Đây là thẻ thanh toán Mastercard đầu tiên được thiết kế nhằm mục đích mua hàng trên mạng tại thị trường Hồng Kông, nhằm mục đích theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử. Điều khác với thẻ Tín dụng truyền thống, thẻ BOC Virtual mastercard chỉ bao gồm duy nhất số thẻ, ma số cá nhân và chứng nhận điện tử nhằm mục đích mua hàng trên mạng. Chủ thẻ khơng phải xuất trình thẻ khi mua hàng, với thẻ BOC Virtual mastercard không phải trả lệ phí thường niên và chủ thẻ có thể mua bất cứ cái gì trên mạng Internet nếu nơi đó chấp nhận thẻ Mastercard.

Thứ ba, triển khai mạng thanh tốn q́c gia China Union pay đồng bộ trên cả nước. Năm 1994, Trung Quốc tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng thẻ ngân hàng quốc gia đầu tiên của riêng mình theo chiến dich Golden card của Ủy ban quốc gia, cho phép các thẻ Tín dụng được nối mạng trên 16 trong 31 tỉnh thành phố trung tâm. Tuy nhiên theo dự án này thì các ngân hàng phải tiến hành chuyển đổi tất cả thẻ Tín dụng của họ thành thẻ Golden card. Việc triển khai hệ thống China Union Pay – một mạng thanh tốn q́c gia thuộc sở hữu của ngân hàng - đa đánh dấu bước đầu tiến trình thớng nhất của ngành kinh doanh thẻ ngân hàng đang phát triển nhanh chóng nhưng khơng đồng bộ. China Union pay đa bắt đầu phát hành loại thẻ ngân hàng riêng từ tháng 1 năm 2002 và PBOC (Ngân hàng nhân dân Trung Quốc) đa đặt thời hạn cho tới năm 2005 các ngân hàng trong nước phải thay thế hết những loại thẻ mà họ hiện đang sử dụng bằng loại thẻ Ngân hàng Trung Quốc mới này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đa nêu lên những vấn đề chính bao gồm:

- Trình bày tổng quan về thẻ thanh tốn, trong đó đa đưa ra các nội dung cơ bản về thẻ thanh toán như: khái niệm về thẻ thanh toán, đặc điểm của thẻ thanh toán, phân loại thẻ, và những lợi ích khi sử dụng thẻ.

- Trình bày các hoạt động về thẻ thanh toán trong các NHTM như: các chủ thể tham gia, quy trình chấp nhận và thanh tốn thẻ.

- Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của thẻ thanh toán trong các NHTM, chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán. Những nội dung trong chương 1 đa trình bày cung cấp các kiến thức tổng quan để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại NHTMCP Á Châu trong chương 2.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1Tổng quan về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Trong giai đoạn 1996-2001, thị trường thẻ Việt Nam còn sơ khai, nhận thức của người dân về thanh tốn thẻ cịn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu là thẻ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao để mua sắm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 28)