Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Á Châu từ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 43 - 48)

8 1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế

2.2 Tổng quan về NHTM cổ phần Á Châu

2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Á Châu từ

năm 2010 đến năm 2013

Bảng 2.3: Quy mô hoạt động kinh doanh của ACB tư 2010-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 205.102.950 281.019.319 176.307.607 166.737.706

Vốn chủ sở hữu 11.376.757 11.959.092 12.624.452 12.502.168

Tiền gửi của khách hàng 106.936.611 142.218.091 125.233.595 138.110.836

Cho vay khách hàng 87.195.105 102.809.156 102.814.848 107.190.021

(Nguồn: Bảng CĐKT của ACB qua các năm)

Theo bảng 2.3, qua 4 năm, quy mơ hoạt động ngân hàng có thể chia làm hai giai đoạn.

- Giai đoạn thứ nhất: từ năm 2010 đến 2011 có sự tăng trưởng nhanh và toàn

diện. Năm 2011, tổng tài sản của ACB đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010.

Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vớn bền vững là tiền gửi khách hàng. Có thể nói năm 2010-2011 bới cảnh kinh tế cịn nhiều khó khăn và bất ổn do vấn đề nợ xấu, thế nhưng ACB đa ứng phó linh hoạt với mơi trường kinh doanh liên tục biến động, chính sách lai suất huy động được điều hành khá sát thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật đa đưa tốc độ tăng trưởng huy động của năm 2010-2011 tăng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB năm 2011 đạt 142.218 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so đầu năm.

Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB trong giai đoạn này tăng trưởng rất cao. Năm 2010, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 87.000 tỷ, năm 2011 đạt 102.809 ỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%.

- Giai đoạn thứ hai: từ năm 2012 đến 2013, qui mô hoạt động giảm mạnh cả

về tổng tài sản và hoạt động huy động vốn, đặc biệt sự gia tăng VCSH trong khi vốn huy động từ bên ngoài giảm mạnh đa làm giảm đi lợi ích cho các cổ đông.

Trong năm 2012, với mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, NHNN liên tục cắt giảm trần lai suất huy động từ 14% x́ng chỉ cịn 9% (theo Thơng tư 19/2012/TT-NHNN). Kinh tế khó khăn, mức lương người lao động khơng ổn định, lai suất huy động lại giảm đa khơng cịn thu hút được lượng vớn từ khách hàng. Bên cạnh đó lượng vớn huy động giảm đi chủ yếu do trong năm 2012, toàn hệ thống ngân hàng phải thực hiện chấm dứt việc huy động vốn bằng vàng theo Thông tư số 12/2012/TT-NHNN. Riêng ACB cịn phải đới mặt với vấn đề rút tiền xảy ra vào cuối tháng 8 năm 2012 do những vấn đề về nhân sự điều hành cấp cao. Xét về dư nợ cho vay khách hàng năm 2012 về cơ bản vẫn có tăng trưởng 0,01% so với năm 2011 (tăng 5.692 triệu), nhưng mức tăng này không đáng kể.

Sang năm 2013, NHNN ban hành Thông tư sớ 15/2013/TT-NHNN tiếp tục giảm trần lai suất huy động. Vì vậy, vớn huy động của ngân hàng lại tiếp tục giảm. Ngược lại mảng huy động, dư nợ cho vay năm 2013 tăng hơn 4% so với năm 2012. Năm 2013 tuy mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% không đạt được nhưng kết quả khả quan này đánh dấu sự tăng trưởng trở lại trong hoạt động kinh doanh của ACB.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB tư 2010- 2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng thu nhập 5.489.678 7.646.535 5.834.728 5.804.359

Tổng chi phí 2.160.020 3.147.466 4.270.661 4.135.305

Lợi nhuận trước thuế 3.102.248 4.202.693 1.042.676 1.035.099

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB qua các năm)

Biểu đồ 2.7 cho cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm qua của ngân hàng ACB. Năm 2011 được xem là năm hoạt động hiệu quả nhất của ACB trong bốn năm gần đây khi tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế đều rất cao, chi phí hoạt động được kiểm sốt tớt. Tính chung, năm 2011 ACB đạt lợi nhuận trước thuế 4.203 tỷ đồng, tăng 35,5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.193 tỷ đồng, tăng 38% và ACB cũng hoàn thành vượt 3% kế hoạch lợi nhuận được đề ra. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thài vàng của NHNN đa khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ

đồng, lợi nhuận trước thuế giảm đến 75%. Đánh giá chung tình hình hoạt động năm 2013 khởi sắc hơn so với năm 2012 về việc triển khai các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên do qui mô tài sản giảm và chịu tác động của việc giảm lai suất dẫn đến nguồn thu nhập tiếp tục giảm.

Nguyên nhân trực tiếp làm giảm lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong hai năm chính là việc gia tăng chi phí quá lớn. Đặc biệt, trong năm 2012, chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để ngăn chặn việc rút tiền ồ ạt sau sự cố tháng 08/2012, ACB đa phải chi ra một số tiền không nhỏ để giữ chân các khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng. Theo báo cáo tài chính của ACB, thay vì 100 đồng vớn huy động được trong năm 2011, ngân hàng chỉ trả lai 8,01 đồng thì trong năm 2012 phải trả đến 9,71 đồng. và năm 2013 là 9,21 đồng.

Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE của ACB tư 2010 - 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 205.102.950 281.019.319 176.307.607 166.737.706 Vốn chủ sở hữu 11.376.757 11.959.092 12.624.452 12.502.168 ROA (%) 1,51 1,50 0,59 0,62 ROE (%) 27,2 35,1 8,26 8,28

(Nguồn: BCTC của ACB qua các năm)

Cả hai năm 2010 và 2011, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB được đánh giá cao. So với năm 2009, các hệ số liên quan đến chi phí điều hành đều được cải thiện, khả năng sinh lời tăng lên giúp ROA và ROE năm 2010 đều cao. Tổng tài sản đa tăng lên trong năm 2011 nhưng ngân hàng vẫn khai thác tốt nguồn lợi nhuận tạo ra từ các tài sản được đầu tư thêm, đảm bảo ROA là 1,50%, xấp xỉ với năm 2010. Mức sinh lời đầu tư của VCSH cũng tăng lên trong năm 2011 (35,14%). Đánh giá chung cả hai năm 2010 và 2011, hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu

quả sử dụng vốn đều cao nhưng ACB đa khơng duy trì được con sớ này trong năm 2012, ROA chỉ đạt 0,59%, ROE dưới 10% (8,26%). Tổng tài sản đa giảm trong năm 2012 kéo theo lợi nhuận giảm là điều tất yếu nhưng lợi nhuận ròng lại giảm quá nhiều (giảm 76% so với năm 2011) nguyên nhân chủ yếu do khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cùng chính sách quản lý chi phí hoạt động không hiệu quả.

Sang năm 2013, tình hình kinh doanh của ACB vẫn cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong năm 2013, hoạt động kinh doanh ngoại hới và vàng khơng cịn ảnh hưởng nhiều vào lợi nhuận của ngân hàng. Kết hợp với chính sách giảm bớt chi phí nhân viên đa phần nào bù đắp được khoản giảm lợi nhuận do hoạt động tín dụng không hiệu quả. Lợi nhuận tăng lên, tổng tài sản và VCSH đều giảm so với năm 2012 đa gia tăng ROA và ROE. Tuy ROA và ROE đều tăng lên nhưng khoản tăng quá nhỏ và nguyên nhân chủ yếu khơng phải do lợi nhuận rịng tăng cao (lợi nhuận ròng chỉ tăng 5%) mà do sự thay đổi đồng loạt cả ba chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROA và ROE. Vì vậy nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản và VCSH năm 2013 của ngân hàng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Cả hai chỉ số ROA và ROE đánh giá tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh và sử dụng VCSH năm 2012 và 2013 yếu kém so với hai năm trước nói riêng và cả ngành ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 43 - 48)