Tổng quan về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 41)

8 1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế

2.1 Tổng quan về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam

Trong giai đoạn 1996-2001, thị trường thẻ Việt Nam còn sơ khai, nhận thức của người dân về thanh tốn thẻ cịn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu là thẻ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao để mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” được các ngân hàng đầu tư nâng cấp, các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam (thẻ Connect 24 của Vietcombank và F@asAcess của Techcombank). Nhờ đó, người dân đa bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân.

Tuy nhiên, dịch vụ thẻ thanh tốn thực sự sơi động, bắt đầu có chiều sâu vào những năm 2006-2007 khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/TTg về triển khai Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2011 và quyết định số 20/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện: Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Tiếp đó là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Ngày 28/12/2012, NHNN đa ban hành thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình và thơng tư số 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM.

Điều này đa góp phần tạo một hành lang pháp lý, giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc về hoạt động thanh tốn và phát hành thẻ, sớ lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ hiện đại, nhiều tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cụ thể:

- Về phát hành thẻ:

Bảng 2.1: Tình hình phát triển thẻ tại Việt Nam tư 2007 - 2013

Năm Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng

thẻ tích lũy Triệu 9,34 15,03 22,00 31,7 42,26 54,90 66,21

NHPH Ngân hàng 22 25 34 39 43 48 52

Thương hiệu thẻ

Thương

hiệu 95 160 210 234 290 350 378

(Nguồn: Vụ thanh toán - NHNN)

Trong những năm vừa qua, số lượng các NHTM trong nước và ngân hàng có vớn đầu tư nước ngoài đăng ký phát hành thẻ không ngừng gia tăng. Tính đến cuối năm 2013, đa có 52 ngân hàng đăng ký phát hành thẻ. Sớ thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95 lên khoảng 378 thương hiệu thẻ các loại.

Các số liệu thống kê cho thấy, sớ lượng thẻ đa có sự tăng trưởng khá nhanh. Nếu như năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến ći năm 2013, cả nước đa có hơn 66,21 triệu thẻ ngân hàng, tăng hơn 7 lần.

Tốc độ tăng trưởng thẻ qua các năm đều đạt trên 20%. Tuy nhiên, thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với thẻ quốc tế. Từ năm 2007 đến nay thẻ nội địa luôn chiếm tỷ trọng áp đảo trên 90%. Cụ thể theo báo cáo của vụ thanh tốn – NHNN Việt Nam, đến ći năm 2013, số lượng thẻ nội địa được phát hành lên đến 59,87 triệu thẻ chiếm 94%, trong khi đó thẻ q́c tế chỉ vào khoảng 6,34 triệu thẻ chiểm 6% trên tổng số thẻ phát hành. Điều này cho thấy, thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng.

Một điều đáng quan tâm là việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cịn rất khiêm tớn cho thấy sự thích nghi của người dân với dịch vụ tín dụng tiêu dùng

thanh tốn trước trả tiền sau cịn nhiều điểm cần phải khắc phục. Theo báo cáo của Trung tâm tín dụng NHNN (CIC) tại Hội thảo về “Các giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam” đầu tháng 5/2013, toàn thị trường đến ći tháng 4/2013 cũng chỉ có hơn 532.000 chủ thẻ có dư nợ (chỉ khoảng 35% chủ thẻ được thớng kê có vay vớn) với sớ dư nợ là 7.229 tỷ đồng. Đây là con số khá thấp nếu so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của nền kinh tế theo ước tính là khoảng 4,5 tỷ USD (tương đương với khoảng 94.500 tỷ đồng). Cho đến thời điểm này, thẻ ghi nợ vẫn đang chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 90%; thẻ trả trước khoảng 3,9%; còn thẻ tín dụng vẫn còn dưới 4%.

- Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ:

Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận và thanh tốn thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Bảng 2.2 cho thấy, nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến năm 2013, toàn hệ thớng có 46 NHTM đa trang bị máy ATM/POS với số lượng đạt trên 15.265 máy ATM và hơn 129.653 POS. Tuy nhiên tỷ lệ máy POS tính trên đầu người ở Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt khoảng 1 POS/1.000 người. Trong khi đó, các nước phát triển ở khu vực châu Á đạt mức trung bình 50 POS/1.000 người. NHNN cũng đa chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM và POS trên phạm vi toàn q́c, qua đó thẻ của một ngân hàng đa có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM và POS của các ngân hàng khác.

Bảng 2.2: Số lượng máy POS và ATM tại Việt Nam tư 2007-2013 Đơn vị tính: máy Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 POS 19.616 26.930 36.620 53.953 77.487 104.427 129.653 ATM 4.596 7.480 9.723 11.696 13.581 14.442 15.265 (Nguồn: Vụ Thanh tốn - NHNN)

Sớ lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể, doanh số thanh tốn qua POS vẫn cịn rất thấp so với doanh số rút tiền tại các máy ATM. Cụ thể trong quý IV năm 2013, số lượng giao dịch tại các máy ATM lên đến 155.806.032 món với doanh sớ đạt 272.496 tỷ. Trong khi đó, sớ lượng giao dịch tại các máy POS chỉ khoảng 7.037.907 món với doanh sớ đạt 35.977 tỷ.

Tóm lại, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ trong thời gian qua đa đem lại nhiều lợi ích thiết thực: xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng và nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đa có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề, đặc biệt là

khu vực nơng thơn. Bên cạnh đó, tính liên kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng cao và kém bền vững dẫn đến việc phát triển dịch vụ thanh tốn thẻ qua POS nói chung là chậm và chưa tương ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế có hệ thớng thanh tốn hướng dần tới phi tiền mặt.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w