Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 78 - 83)

8 1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế

2.5 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của ACB

2.5.1 Những kết quả đạt được

- ACB là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam tham gia phát hành thẻ ngân hàng rất sớm, không chỉ tham gia vào phát hành hai thương hiệu thẻ phổ biến là Visa và Mastercard mà ACB cũng nhanh chóng bắt kịp thị hiếu của thị trường khi tham gia vào cả hai tổ chức liên minh thẻ là Banknet và Smartlink cho thấy ACB đa có hướng đi hoàn toàn đúng đắn khi tập trung phát triển đầu tư vào sản phẩm hiện đại là thẻ ngân hàng. Bên cạnh việc phát hành thẻ với tư cách là ngân hàng phát hành, việc tham gia khía cạnh là ngân hàng chấp nhận thanh tốn thẻ khơng chỉ nâng cao hình ảnh của thương hiệu của ACB khi luôn theo kịp xu hướng hiện đại và còn mang lại lợi nhuận khơng nhỏ cho ngân hàng nói chung.

- ACB đang sở hữu một lượng lớn khách hàng trung thành, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán nên cho dù thời điểm hiện nay, các dịch vụ thanh toán ở Việt Nam rất phát triển và nhiều ngân hàng đa chủ động tìm kiếm khách hàng với những lời chào mời hấp dẫn và những ưu đai có giá trị nhưng khách hàng vẫn trung thành sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ACB.

- ACB là một trong những NHTM đi đầu trong việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản lý dữ liệu tập trung (core banking) vì thế đa đóng góp nhiều cho sự phát triển của ACB, tạo điều kiện thiết lập chính xác hơn về chiến lược kinh doanh, giúp ban giám đớc theo dõi thường xun để có những tác động kịp thời và đưa ra những quyết định mang tính chiến lược. Hệ thống quản lý dữ liệu tập trung đa giúp ACB tích hợp hệ thống quản lý thẻ với các hoạt động hệ thớng của ngân hàng thay vì quản lý rời bên ngoài và thuận tiện cho ACB phát hành các loại thẻ quốc tế từ rất sớm. Cơ sở dữ liệu tập trung cũng là nền tảng để ACB triển khai các kênh giao dịch hiện đại như internet banking, mobile banking, home banking, call center 247,..

- Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng, đến nay đa phục vụ cho hơn 4.000 điểm kinh doanh khắp các tỉnh/thành trên cả nước. Khách hàng sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ thuộc đa dạng các ngành nghề kinh doanh bao gồm khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, đại lý vé máy bay, siêu thị, bệnh viện, phòng tranh, cửa hàng vàng bạc đá quý,… tại hầu hết các thành phố thương mại và khu du lịch. Hiện tại, máy chấp nhận thẻ của ACB chấp nhận thanh toán 3 loại thẻ quốc tế là Visa, MasterCard, JCB và các loại thẻ tín dụng, thanh toán nội địa của ACB. Với dịch vụ chấp nhận thẻ của ACB, các chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán với hàng triệu chủ thẻ Visa, MasterCard, JCB trên khắp thế giới.

- ACB đa nhanh chóng tham gia liên minh thẻ Smarlink, Banknetvn và VNBC ngay từ đầu. Với sự liên kết này, các chủ thẻ của ACB có thể dễ dàng giao dịch và thực hiện các tiện ích thanh toán khác tại hơn 11.000 ATM của các ngân hàng liên minh có dán logo của VNBC, Banknetvn hay Smarlink trên cả nước.

2.5.2 Những vấn đề cịn tồn tại

Việc thanh tốn qua thẻ đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều ưu thế nổi bật như nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ tại ACB cịn nhiều hạn chế, tiềm ẩn không ít rủi ro cho ngân hàng và cả người sử dụng.

Thứ nhất, mặc dù ACB cùng với Vietcombank là hai ngân hàng tiên phong trong dịch vụ thẻ và phát hành thẻ quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, nhưng đến nay ACB chỉ mới chấp nhận 3 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB và chỉ mới phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa và MasterCard. Trong khi đó, VCB chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay. Hiện nay, Vietcombank đa đạt tới vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam và

chiếm hơn 50% thị phần thẻ trong nước trong khi đó ACB vẫn cịn ở vị trí khá khiêm tốn so với VCB với gần 28% thị phần.

Thứ hai, việc phát triển những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa

đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đa phát hành thẻ. Tỷ lệ thẻ hoạt động của ngân hàng rơi vào khoảng từ 40 - 50%, gây ra sự lang phí lớn trong công tác phát hành thẻ.

Thứ ba, đới tượng sử dụng thẻ thanh tốn chủ yếu là nữ, độ tuổi khách hàng

chủ yếu từ 23- 40 và thu nhập trung bình của khách hàng từ 5 -10 triệu đồng/tháng. Như vậy, sản phẩm thẻ của ACB hiện nay chưa thật sự đa dạng đủ để đáp ứng được thị hiếu của nhiều đối tượng trong xa hội, đặc biệt là giới trẻ. Nguyên nhân là do phần đông khách hàng khơng hài lịng về mẫu ma thẻ của ACB.

Thứ tư, loại thẻ khách hàng sử dụng chủ yếu vẫn là thẻ ATM và doanh số dùng thẻ để rút tiền mặt qua ATM chiếm tỷ trọng quá cao. Người sử dụng thẻ ATM phần lớn là để rút tiền, chứ khơng phải thanh tốn. Điều này làm tăng áp lực đới với duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM. Việc ATM chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu rút tiền tiền mặt của người dân là một sự lang phí lớn, trong khi các tính năng, như: gửi tiền, thanh toán chưa được sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, tính liên kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng cao và kém bền vững dẫn đến việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua POS nói chung là chậm. Hơn nữa, tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ chưa được khắc phục triệt để.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng thanh tốn phân bớ chưa đều. Hệ thống máy ATM

tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nơi phát triển dịch vụ thanh toán, trong khi ở khu vực nơng thơn, miền núi cịn hạn chế. Sự phân bớ chưa đều cịn ở chỗ, có nơi nhu cầu lớn, thì chỉ đặt một máy, có nơi nhu cầu ít hơn, lại đặt 2 hay nhiều máy hơn tại cùng một vị trí (chủ yếu ở thành phố lớn). Điều này đa gây nhiều bất tiện cho người sử dụng, nhất là trong thời kỳ cao điểm, như: thời điểm trả lương, mua sắm Tết… Chất lượng các máy ATM cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Tình trạng các

máy ATM "chết" khơng có tiền, treo máy, hệ thớng đường truyền hay bị tắc nghẽn, bị nuốt thẻ... gây phiền phức, khiến người sử dụng quay lưng với dịch vụ thẻ ngày càng nhiều. Về mạng lưới chấp nhận thẻ, khách hàng cho rằng hệ thống chấp nhận thẻ của ACB chưa nhiều, đặc biệt ACB chưa chú trọng việc phát triển các máy POS chấp nhận thẻ nội địa.

Thứ sáu,thời gian xử lý các vấn đề khiếu nại quá lâu. Vì vậy, trong thời

gian sắp tới ACB cần cải thiện lại quy trình thủ tục sao cho đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn an toàn cho khách hàng.

Thứ bảy, công tác thơng tin, tun truyền về hoạt động thanh tốn thẻ đa có

nhiều cớ gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Các chương trình ưu đai dành cho chủ thẻ chỉ tập trung cho sản phẩm thẻ quốc tế, các ưu đai dành cho thẻ nội địa rất hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đa phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ và sự phát triển trong hoạt động kinh doanh thẻ của ACB trong những năm vừa qua bao gồm hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Qua phân tích ta thấy được những ưu điểm và thành công mà ACB đa gặt hái được, tuy nhiên ACB cũng gặp khơng ít khó khăn khi mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

Với những nội dung nghiên cứu trong chương 2 là nền tảng cần thiết cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong chương 3 nhằm ngày càng phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh thẻ, nâng cao khả năng cạnh tranh của ACB so với các ngân hàng bạn trên thị trường thẻ trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 78 - 83)