Hoạt động phát hành thẻ tại ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 53 - 59)

8 1.2.1.1 Tổ chức thẻ quốc tế

2.3 Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại NHTM cổ phần Á Châu

2.3.3.1 Hoạt động phát hành thẻ tại ACB

Bảng 2.6: Số lượng thẻ nội địa, thẻ quốc tế ACB phát hành tư 2010 – 2013

Đơn vị tính: thẻ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Thẻ quốc tế 193.072 249.481 371.557 463.919

Thẻ nội địa 116.747 166.216 265.133 387.100

Tổng số lượng thẻ 309.819 415.697 636.690 851.019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – TTT ACB)

Trong thời gian qua, số lượng thẻ và tốc độ phát hành thẻ của ACB không ngừng gia tăng. Nếu năm 2001 chỉ có 14.094 thẻ thì sau 9 năm (năm 2010) sớ lượng thẻ phát hành của ACB là 309.819 thẻ. Từ năm 2010 đến nay, số lượng thẻ phát hành hàng năm tăng bình qn 180.400 thẻ, với tớc độ tăng lần lượt cho các năm là 34% năm 2011, 53% năm 2012, 34% cho năm 2013 (Xem bảng 2.6).

Số lượng thẻ gia tăng chủ yếu là do Trung tâm thẻ ngân hàng ACB đa luôn chủ động mở rộng nguồn khách hàng thông qua việc kết hợp với các đới tác tên tuổi để phát hành các dịng thẻ đồng thương hiệu và việc đa dạng hóa các dịch vụ và tiện ích kèm theo để thỏa man tối đa nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, khách hàng có thể đăng ký làm thẻ ghi nợ qua tổng đài 247 mà không cần phải đến quầy ngân hàng, dịch vụ xem số dư thẻ qua mobile banking, internet banking, dịch vụ giao thẻ tận nhà cho khách hàng hay việc được hưởng các loại bảo hiểm cao cấp khi sở hữu các sản phẩm thẻ của ACB.

- Về thẻ quốc tế:

Nhìn vào cơ cấu thẻ được phát hành ta thấy thẻ quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2010 chiếm khoảng 63%, năm 2011 chiếm khoảng 60%, năm 2012 chiếm khoảng 58%, năm 2013 chiếm khoảng 57% so với tổng số thẻ phát hành. Thẻ q́c tế chiếm tỷ trọng cao là do nó có nhiều tiện ích hơn so với thẻ nội địa, có thể sử dụng trong nước lẫn nước ngoài. Việc ra đời thẻ q́c tế rất có ích cho các phụ huynh có con em đi du học ở nước ngoài hoặc những người có nhu cầu đi du lịch nước ngoài mà không phải mang theo nhiều tiền mặt. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì thẻ thanh tốn q́c tế là một phương tiện khơng thể thiếu đới với những khách hàng có nhu cầu mua hàng qua mạng. Bên cạnh đó, ACB thường xuyên liên kết với nhiều đối tác là các nhà hàng, khách sạn, các địa điểm mua sắm, vui chơi để giảm giá, tặng hàng khuyến mai khi khách hàng thanh toán bằng thẻ mang thương hiệu Visa, Mastercard. Điều này cũng góp phần gia tăng số lượng thẻ quốc tế phát hành. Như vậy, ACB đa đi theo đúng hướng phát triển “Ưu tiên phát triển thẻ thanh tốn q́c tế” đa chọn.

Bảng 2.7: Số lượng thẻ tín dụng, thẻ trả trước và thẻ ghi nợ quốc tế ACB đã phát hành tư 2010 – 2013 Đơn vị tính: thẻ Năm 2010 2011 2012 2013 Thẻ tín dụng 14.203 21.320 46.027 54.468 Thẻ trả trước 174.795 189.928 245.161 282.496 Thẻ ghi nợ quốc tế 4.074 38.233 80.369 126.955 Tổng 193.072 249.481 371.557 463.919

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – TTT ACB)

Nếu so sánh theo sản phẩm thẻ, đới với nhóm thẻ q́c tế thì thẻ trả trước có sớ lượng thẻ phát hành cao nhất với tỷ lệ 91% trong năm 2010, 76% năm 2011, 66% năm 2012, 61% năm 2013. Tiếp đó là thẻ ghi nợ với sớ lượng thẻ qua các năm chiếm tỷ trọng 2% trong năm 2010, 15% năm 2011, 22% năm 2012, 27% năm 2013. Nguyên nhân là do thẻ trả trước vừa có tính năng thanh tốn q́c tế lại có mức phí thấp hơn so với thẻ tín dụng và không cần duy trì sớ dư như thẻ ghi nợ. Hơn nữa ưu điểm nổi bật của thẻ trả trước so với thẻ ghi nợ ở chỗ khi khách hàng giao dịch mua hàng hóa hay thanh tốn qua mạng sẽ được báo tin nhắn tại thời điểm giao dịch, trong khi đó với thẻ ghi nợ chỉ báo tin nhắn cho khách hàng khi giao dịch được báo nợ về. Như vậy với thẻ trả trước, khách hàng có thể kiểm sốt chi tiêu tốt hơn. Tuy nhiên số lượng thẻ trả trước qua các năm có xu hướng giảm dần cịn thẻ ghi nợ lại có xu hướng tăng lên bởi nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng gia tăng, khách hàng khơng chỉ cần một phương tiện có thể thanh tốn mà cịn có thể chuyển khoản cho các đối tác ngay tại nhà.

Thẻ tín dụng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số thẻ quốc tế phát hành, với tỷ trọng 7% năm 2010, 9% năm 2011, 12% năm 2012 và năm 2013. Điều này cũng hợp lý vì thẻ tín dụng như là hình thức vay nợ, chỉ có những khách hàng đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí của ngân hàng thì mới được cấp hạn mức tín dụng để chi tiêu trước, thanh toán sau. Tuy nhiên, số lượng thẻ tín dụng qua các năm ngày càng tăng, điều này chứng minh sự tín nhiệm của khách hàng đối với ACB trên thị trường thẻ. Đặc biệt năm 2012 và 2013 số lượng thẻ tín dụng ACB phát hành tăng vượt trội so với các năm trước. Nguyên nhân là do nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn hàng hóa, mua sắm, du lịch… ACB đa tăng cường công tác tiếp thị thẻ, đưa ra nhiều chương trình ưu đai, khuyến mai cho chủ thẻ khi sử dụng thẻ tín dụng ACB thanh toán tại các ĐVCNT như: với chương trình “Lướt thẻ - tích điểm – đổi quà” khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ tín dụng ACB với mỗi 1.000 VND thanh toán hàng hóa chủ thẻ sẽ được tặng 1 điểm thưởng. Giá trị điểm thưởng càng cao, giá trị quà tặng càng lớn. Bên cạnh đó, ACB cịn chú trọng phát triển các dịng thẻ tín dụng cao cấp để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nhân như thẻ Visa Plantinum, Master World Card. Đây là 2 sản phẩm thẻ được gắn chip điện tử với bộ vi xử lý đa chức năng, có khả năng lưu trữ thơng tin được ma hóa với độ bảo mật cao. Có thể nói sử dụng thẻ tín dụng q́c tế ACB, chủ

thẻ có thể tận hưởng những tính năng, tiện ích hàng đầu cùng nhiều ưu đai hấp dẫn, thỏa sức mua sắm và trải nghiệm các dịch vụ đẳng cấp tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Thậm chí, ACB là ngân hàng tiên phong trong kết hợp giữa chính sách bảo hiểm với dịch vụ thẻ, với 9 loại bảo hiểm miễn phí dành cho chủ thẻ tín dụng, ngoài ra ACB còn đưa ra nhiều tiện ích mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. (Xem phụ lục 1 đính kèm)

Như ta biết, hiện tại không chỉ ngân hàng trong nước chạy đua phát hành thẻ tín dụng, các ngân hàng nước ngoài cũng rất quan tâm đến dịch vụ thẻ tín dụng. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng cao như vậy, ACB sẽ cịn phải cớ gắng nhiều hơn nữa để đưa sản phẩm thẻ của mình đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.

- Về thẻ nội địa:

Giai đoạn trước 2010, số lượng thẻ nội địa tăng tương đối chậm. Nguyên nhân là do giai đoạn này, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển hoạt động ở lĩnh vực thẻ nên đua nhau khuyến mai, giảm giá hoặc miễn phí phát hành thẻ để thu hút khách hàng, do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là khơng thể tránh khỏi. Nhận biết được điều đó nên đến năm 2010, ACB đẩy mạnh công tác tiếp thị thẻ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mai, miễn phí phát hành thẻ, liên kết với các công ty, trường học, siêu thị… để đưa thẻ đến tận tay người sử dụng. Đặc biệt, vào ngày 10/08/2009 ACB chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles và đến 27/06/2011 phát hành thẻ ACB 2 GO nên số lượng thẻ nội địa tăng khá nhanh chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm: số lượng thẻ và tỷ trọng qua các năm lần lượt là 116.747 thẻ chiếm 37% trong năm 2010, 166.216 thẻ chiếm 40% trong năm 2011, 265.133 thẻ chiếm 42% trong năm 2012, và 387.100 thẻ chiếm 43% trong năm 2013 so với tổng số thẻ phát hành.

Hai loại thẻ ghi nợ nội địa của ACB (ACB 2 GO và thẻ 365 Styles) được nhiều người tiêu dùng sử dụng bởi các tính năng của thẻ đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra với việc phát hành thẻ ACB 2 GO là một bước tiến mới của ACB trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của

khách hàng cũng như gia tăng sự chọn lựa cho khách hàng khi sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể lựa chọn sử dụng thẻ 365 Styles với dịch vụ bảo hiểm rút tiền tại máy ATM hoặc sử dụng thẻ ACB 2 GO miễn phí, không bảo hiểm và nhận thẻ ngay trong vòng 15 phút.

Bảng 2.8: Số lượng thẻ đang hoạt động của ACB năm tư 2010 – 2013

Đơn vị tính: thẻ

Năm 2010 2011 2012 2013

Thẻ tín dụng 11.305 15.046 25.0944 32.389

Thẻ trả trước 62.903 74.498 92.686 97.279

Thẻ ghi nợ quốc tế 783 17.186 34.340 48.440

Thẻ ghi nợ nội địa 59.574 87.674 137.435 195.101

Tổng 134.565 194.404 289.555 373.209

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – TTT ACB)

Số liệu quan trọng hơn chính là sớ lượng thẻ Active (sớ lượng thẻ có phát sinh giao dịch thanh toán hoặc rút tiền mặt ít nhất trong 6 tháng): năm 2010 có 134.565 thẻ có giao dịch chiếm 43% tổng số thẻ đang hoạt động; năm 2011 là 194.404 thẻ bằng 47% trên tổng số thẻ phát hành; năm 2012 là 289.555 thẻ, tương đương với 45% số thẻ phát hành và năm 2013 là 373.209 thẻ, ứng với 44% trên tổng số thẻ phát hành (Xem bảng 2.8). Như vậy, sớ lượng thẻ có giao dịch phát sinh trên tổng số thẻ phát hành của ACB quá thấp, chỉ ở mức khoảng 45% và có trên 50% tổng sớ thẻ phát hành khơng có bất cứ giao dịch nào. Điều này nếu không được khắc phục sẽ gây ra sự lang phí rất lớn trong công tác phát hành thẻ tại ACB.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 53 - 59)